Đình Chùa

Dưới đây là một số mẫu thiết kế đình chùa mà Quý khách hàng có thể tham khảo:

Chiêm ngưỡng mẫu cửu phẩm liên hoa – Biểu tượng nghệ thuật Phật Giáo

Trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc chùa Việt Nam. Cửu phẩm liên hoa là một sản phẩm được thiết kế dưới dạng tháp vô cùng đặc biệt. Đây không chỉ đơn giản là...

Bật mí cho bạn bản vẽ thiết kế chùa đẹp NDNTH70

Chùa là một trong những công trình xây dựng với kiến trúc lớn và mang đậm yếu tố tâm linh trong đó. Việc xây dựng công trình này là việc cực kỳ quan trọng mà...

Ấn tượng với mẫu thiết kế tháp chuông bề thế NDNTH69 tại Hà Nội

Tháp chuông là chi tiết quan trọng trong những công trình Phật Giáo. Những nơi có tiếng chuông vang lên xa gần đều nghe khiếp cho người tu hành và khách đến vãn cảnh cảm...

Chia sẻ bản thiết kế đền thờ thành hoàng làng NDNTH60

Trong công trình kiến trúc tâm linh người Việt, bên cạnh các mẫu đền, miếu, chùa,… thì đền thờ Thành hoàng làng cũng là công trình xuất hiện rất nhiều tại nhiều nơi trên toàn...

Bản Vẽ Thiết Kế Miếu Thờ Vua Bà Tại Quốc Oai Hà Nội NDNTH41

Bản vẽ thiết kế miếu thờ Vua Bà là một hạng mục kiến trúc tâm linh nhất do đơn vị Thiết kế thi công Nhà đẹp đã làm. Do đó, việc thiết kế và thi...

Bản Vẽ Đền Chầu Lục Tại Lạng Sơn Trang Nghiêm Ấn Tượng NDNTH37

Mẫu bản vẽ đền Chầu Lục tại Lạng Sơn được các kiến trúc sư Nhà Đẹp bố trí hài hòa không gian thiên nhiên. Cùng chiêm ngưỡng toàn bộ hình ảnh phối cảnh, mặt bằng,...

Mẫu Thiết Kế Đền Thờ Bà Bụi Tại Thanh Liệt Hà Nội NDNTH33

Mẫu thiết kế đền thờ bà Bụi được chúng tôi bố trí hài hòa không gian thiên nhiên. Cùng thiết kế thi công Nhà đẹp chiêm ngưỡng thiết kế đền thờ bà Bụi tại Thanh...

15 mẫu cổng tam quan chùa, bản vẽ cổng tam quan nhà thờ họ

Cổng tam quan là gì? Theo cách nhìn của phật giáo gốm có: Hữu quan, không quan và trung quan, thể hiện cái sắc, cái không và trung dung của cả sắc và không. Hoặc...

Thiết Kế Đền Chân Suối Tam Đảo Vĩnh Phúc NDNTH2

Công trình đền chân suối này được chúng tôi lên phương án thiết kế và xin phép hồ sơ giúp gia chủ là Lương Y Đào Đức Tuấn là chủ đầu tư chính cho mẫu...

Bản Vẽ Thiết Kế Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo Tại Long An

Nhà thờ thiên chúa giáo chính là một khái niệm chỉ về giáo hội công giáo Roma được gọi tắt là công giáo. Cụm từ “Thiên Chúa giáo” dùng để chỉ tất cả các đạo...

Bản Vẽ Các Chi Tiết Trong Chùa, Nhà Thờ Từ Đường Dòng Họ

Có khá nhiều người gọi điện cho Nhà đẹp và muốn chúng tôi chia sẻ bản vẽ các chi tiết trong chùa hay nhà thờ đã làm để tham khảo. Thế nên Nhà đẹp mới...

Thiết kế đình chùa mang ý nghĩa vô cùng to lớn và linh thiêng đối với mỗi người dân Việt Nam từ thời xa xưa cho đến hiện nay. Trong thiết kế, thi công đình chùa, chúng ta luôn phải đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như phong thủy của những công trình tâm linh này. Cụ thể về yêu cầu cũng như cách bài trí trong thiết kế đình chùa như thế nào thì hãy cùng xem bài phân tích dưới đây nhé!

⭐ Phân biệt công trình chùa, đình

Hiện nay, nhiều người có thói quen sẽ gọi gộp “Đình Chùa” và coi đó là một, tuy nhiên, đình và chùa là hai công trình tâm linh hoàn toàn khác nhau. Có nhiều người đi chùa nhưng không hiểu rõ ý nghĩa của việc lên chùa hay nhà gần đình nhưng không hiểu tại sao lại có đình ở đó. Để phân biệt hay công trình này, xin mời Quý vị hãy cùng tham khảo định nghĩa sau đây: 

thiet-ke-dinh-chua
Chùa đình là công trình tâm linh được nhiều người quan tâm

✔ Chùa

Chùa chính là một cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, đây là nơi các Phật tử tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của nhà sư, tăng, ni. Bất cứ ai kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến chùa để thăm viếng, nghe giảng kinh và thực hành các nghi lễ Phật giáo. 

thiet-ke-dinh-chua
Công trình chùa tâm linh

Tuy nhiên, một số chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn thờ thần (điển hình là thờ các vị thiền sư: Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Trần Nhân Tông và Lý Thần Tông), thờ tam giáo (Phật – Lão – Khổng), thờ Trúc Lâm Tam tổ. Ở một vài ngôi chùa lớn, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư. 

✔ Đình 

Khác xa với công trình Chùa, đình là nơi thờ cúng Thành hoàng của các làng. Đây cũng là nơi hội họp, bàn việc lớn của cả làng. Cho tới tận ngày nay, Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó mật thiết với nhân dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam. 

thiet-ke-dinh-chua
Mẫu đình làng với vẻ đẹp cổ kính

Có thể bạn không biết, Dưới thời đại các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng. Bởi Thành hoàng là người có công với dân, với nước hoặc là người sáng lập nên một nghề cho ngôi làng. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.

⭐ Các dạng quy hoạch đình chùa Việt Nam hiện nay

Hiện nay có rất nhiều mẫu kiến trúc thiết kế đình chùa, mỗi khu vực địa lý lại phổ biến một phong cách đặc trưng. Hãy cùng tìm hiểu một số dạng quy hoạch đình chùa dưới đây nhé!

✔ Thiết kế đình chùa chữ Đinh

Chùa chữ Đinh, có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, đây là khu vực đặt các bàn thờ Phật. Nơi đây được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước. Một số ngôi chùa tiêu biểu sử dụng lối thiết kế đình chùa này chính là chùa Hà, chùa Bộc, chùa Trăm Gian (Hà Nội); chùa Nhất Trụ, chùa Bích Động (Ninh Bình); chùa Dư Hàng (Hải Phòng),…

thiet-ke-dinh-chua
Một số dạng quy hoạch đình chùa hiện nay

✔ Chùa chữ Công

Chùa chữ Công là ngôi chùa có chính điện và bái đường song song với nhau. Hai khu vực này được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương – đây là nơi dành cho các sư làm lễ. Nhiều nơi gọi gian nhà nối bái đường với Phật điện là ống muống. 

Với kiến trúc như thế này chúng ta có thể kể đến chùa Cầu (Hội An), chùa Keo (Thái Bình),…

✔ Chùa Chữ Tam

Chùa chữ Tam là kiến trúc thiết kế đình chùa dễ nhận biết nhất. Đây là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường gọi là chùa Hạ, Trung, và chùa Thượng. Chùa Kim Liên và chùa Tây Phương ở Hà Nội chính là những ngôi chùa có dạng bố cục như thế này. 

✔ Chùa kiểu nội công ngoại quốc

Chùa kiểu Nội công ngoại quốc là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường, phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu thương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa.

Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công, còn phía ngoài có khung bao quanh như bộ Vi, bao bên Ngoài như ở chữ Quốc.

Trên đây là một số dạng bố cục thiết kế đình chùa. Ngoài ra, trong chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, đây là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở chùa nay đã tịch. Hoặc nhà tăng là nơi ở của các nhà sư và một số kiến trúc khác như gác chuông, tháp và tam quan. 

Tại Việt Nam, chùa chữ Công là phổ biến hơn cả. Đặc biệt, chùa kiểu chữ Tam là phong cách thiết kế đình chùa phổ biến tại miền Nam hơn so với ở miền Bắc

⭐ Những yêu cầu khi thiết kế đình chùa

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, Đình chùa là nơi thờ cúng Phật và các vị anh hùng có công với địa phương và đất nước. Đây cũng là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và văn hóa truyền thống của người dân nhiều thế hệ.

Vậy nên khi thiết kế đình chùa, chúng ta phải thật cẩn trọng và tỉ mỉ để công trình ấy mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống, lịch sử và tâm linh.

thiet-ke-dinh-chua
Thiết kế đình chùa đòi hỏi những yêu cầu nghiêm ngặt

Khi thiết kế đình chùa, chúng ta phải biết rằng hệ thống nội thất bên trong đình, chùa sẽ được bố trí và sử dụng với những mục đích khác nhau. Tùy theo phong tục văn hóa của mỗi vùng miền sẽ có những quy định về thiết kế đình chùa riêng biệt.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm 15 năm thiết kế đình chùa trên khắp cả nước, chúng tôi sẽ đưa ra 4 quy định khi thiết kế thi công đình chùa mà không phải ai cũng biết:

Đầu tiên, hãy coi trọng yếu tố phong thủy: Đối với những không gian thờ cúng linh thiêng như đình chùa thì yếu tố phong thủy là rất quan trọng. Điều này thể hiện ở các đồ nội thất lựa chọn, chất lượng, cách chế tác cho đến bài trí như thế nào cũng được coi trọng.

Nếu mẫu thiết kế đình chùa đáp ứng được yếu tố phong thủy, thì nó không chỉ giúp đình chùa linh thiêng hơn mà còn liên quan đến các vị sư trong chùa, tăng ni phật tử thập phương. 

thiet-ke-dinh-chua
Thiết kế đình chùa cần đảm bảo yếu tối phong thủy

Thứ hai, vật liệu chế tác trong thiết kế thi công đình chùa cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu sử dụng chế tác nội thất trong chùa khác nhau như đá, gỗ, giấy, tre,… đặc biệt là gốm sứ được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế đình chùa.

Tuy nhiên, xét về yếu tố tâm linh và phong thủy thì nội thất bằng gỗ chế tác thủ công vẫn là tốt nhất và đây cũng chính là vật liệu được sử dụng phổ biến trong các mẫu thiết kế đình chùa.

Thứ ba, hãy coi trọng bố trí, cách sắp đặt nội thất trong thiết kế đình chùa. Nội thất trong đình và chùa phải bố trí theo nguyên tắc riêng, vừa phải đảm bảo phù hợp với văn hóa truyền thống, quan niệm của đạo Phật, vừa phải đạt yếu tố thẩm mỹ và phong thủy. 

thiet-ke-dinh-chua
Chất liệu khi thiết kế thi công đình chùa cũng rất được coi trọng

Cuối cùng, chất lượng nội thất là yếu tố then chốt. Khi thiết kế đình chùa, Quý khách hàng cần phải lưu ý các đồ nội thất nên được chế tác thủ công đẹp mắt và phù hợp với văn hóa truyền thống. Tuổi thọ của nội thất càng cao thì giá trị tâm linh mang lại càng lớn. 

Ngoài ra, khi thiết kế thi công trình chùa, chủ đầu tư cần xem xét các yếu tố liên quan đến phong thủy khác như: ngày giờ xây dựng, vị trí, khuôn đất,…

⭐ Các cách bài trí cơ bản nội thất đình, chùa ở Việt Nam

Đình chùa thường được gọi chung, tuy nhiên đây là hai công trình kiến trúc tâm linh khác nhau. Cho nên, việc thiết kế thi công đình chùa cũng sẽ khác nhau.

✔ Cách bài trí không gian nội thất trong đình

thiet-ke-dinh-chua
Nội thất trong đình được bố trí đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như phong thủy

Việc thiết kế kiến trúc nói chung và bố trí nội thất trong đình nói riêng còn phụ thuộc và sự tích của các vị thần trong đình. Thông thường, từ ngoài vào trong đình thường có hồ bán nguyệt, bình phong, tả vu, hữu vu, đại hình và nghi môn. 

Khi bước vào bên trong đình chúng ta luôn thấy có xà ngạch hoặc ngưỡng cửa với ý nghĩa giúp gạt bỏ những thứ xấu xa, giữ lại những thứ trong sạch, ngay thẳng nhất khi tiến gần đến thần linh. Phía sau sập thờ là đôi hạc đứng trên rùa, miệng hé ngậm viên ngọc tròn.

thiet-ke-dinh-chua
Thiết kế nội thất trong đình được sử dụng những chất liệu đảm bảo tuổi thọ cho công trình

Tiếp đó là ban thờ chính của đình thường được chạm khắc nhiều chi tiết để kể lại sự tích của vị thần làng hoặc mong ước của người dân. Phía trên cùng sẽ được đặt bát hương lớn chính giữa, bộ tam sự, nến thờ phía ngoài. 

✔ Cách bài trí không gian nội thất trong chùa

Chùa là nơi thờ cúng các vị Đức Phật, vậy nên hệ thống nội thất sẽ có nhiều bức tượng được bố trí theo quy tắc riêng. Dưới đây là một số vị trí tiêu biểu khi đặt tượng Phật và ban thờ mà bạn có thể tìm hiểu thêm:

  • Tam Thế Phật: được đặt ở vị trí trên cùng tượng trưng cho bộ ba Phật thời gian là Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai.
  • Bộ Di Đà Tam Tôn là những vị Phật đón những linh hồn có phật quả về Tây phương Cực lạc, trong đó bên phải là Đại Thế Chí Bồ Tát, bên trái là Quan Thế Âm Bồ Tát.
thiet-ke-dinh-chua
Những bức tượng trong chùa đều mang những ý nghĩa tốt lành
  • Bộ Hoa Nghiêm Tam Thánh đặt ở hàng thờ thứ ba, có tượng Thích Ca Mâu Ni cầm bông sen, bên trái là Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử, Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng.
  • Tại các ngôi chùa ở vùng nhiều giặc dã, thiên tại thì người ta thường thờ Tượng Di Lặc để cầu mong bình yên.
  • Tượng Thích Ca Sơ Sinh được thờ ở hàng thứ năm, ngoài ra còn có tượng Phạm Thiên và Đế Thích.
thiet-ke-dinh-chua
Vị trí sắp xếp các bức tượng đều theo những nguyên tắc nhất định

Việc bài trí nội thất chùa thường liên quan đến lối đi lễ và ý nghĩa trong Phật giáo. Những ngôi chùa thường bố trí để Phật tử đi vào và cúng lễ theo chiều quay chữ vạn tức là ngược chiều kim đồng hồ. Phật tử sẽ cúng bái theo trình tự từ thấp đến cao để dẫn dắt đến các vị Bồ Tát. 

⭐ Một số mẫu thiết kế đình chùa đẹp hiện nay

Dưới đây là một số mẫu thiết kế đình chùa nổi bật do Nhà Đẹp thiết kế thi công mà Quý khách hàng có thể tham khảo:

Mẫu thiết kế đình chùa với phong cách truyền thống nhưng vẫn đảm bảo giá trị thẩm mỹ cao.

thiet-ke-dinh-chua
Mẫu thiết kế đình chùa mang phong cách quen thuộc

Công trình đình làng ấn tượng, nổi bật nhờ vào những bàn tay khéo léo của các bác thợ thi công. Những đường nét hoa văn còn thể hiện những ý nghĩa cao đẹp, mang đến ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.

thiet-ke-dinh-chua
Mẫu đình chùa với những đường nét hoa văn được chạm khắc tỉ mỉ

Một công trình đình chùa có kiến trúc khá quen thuộc tại Việt Nam. Nếu Quý khách hàng yêu thích sự tối giản cho công trình tâm linh thì có thể tham khảo mẫu thiết kế này.

thiet-ke-dinh-chua
Mẫu thiết kế đình chùa đẹp ấn tượng tại Thái Bình

Đồ sộ, cuốn hút chính là những mỹ từ mà Nhà Đẹp muốn gửi gắm đến công trình đền chùa truyền thống kết hợp với hiện đại này.

thiet-ke-dinh-chua
Mẫu thiết kế đình chùa truyền thống kết hợp hiện đại

Công trình chùa nổi tiếng tại Sài Gòn được các Phật tử lui tới cầu bình an rất nhiều.

thiet-ke-dinh-chua
Công trình đình chùa tâm linh được thiết kế ấn tượng

Mẫu thiết kế chùa truyền thống, vừa đảm bảo không gian rộng rãi đáp ứng yêu cầu trong thiết kế công trình tâm linh, vừa mang đến vẻ đẹp yên bình, trầm mặc.

thiet-ke-dinh-chua
Thiết kế chùa đẹp với chi tiết mái uốn cong mềm mại

⭐ Nhà Đẹp – Đơn vị thiết kế thi công đình chùa uy tín tại Việt Nam

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế đình chùa và thi công trọn gói. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng có đủ khả năng và sự uy tín để có thể đảm nhiệm các dự án tâm linh  này. Với kinh nghiệm 15 năm thiết kế đình chùa trên toàn quốc, Nhà Đẹp tự tin sẽ mang đến cho khách hàng những công trình tâm linh khang trang, bề thế nhất.

thiet-ke-dinh-chua
Mẫu thiết kế đình chùa do Nhà Đẹp tạo nên

✔ Hồ sơ năng lực

Công ty Cổ Phần Thiết kế Thi Công Nhà Đẹp đã có 15 năm kinh nghiệm trong thiết kế và thi công các công trình tâm linh như đình chùa, nhà thờ họ, và một số dự án thiết kế nhà ở dân dụng khác.

Đội ngũ kiến trúc sư hùng hậu, trẻ trung, luôn sẵn sàng tiếp nhận những đổi mới trong thiết kế để sáng tạo cho Quý khách hàng những sản phẩm đạt chuẩn và bắt kịp xu thế.

thiet-ke-dinh-chua
Công trình đình làng tại Hải Dương

Đội ngũ thi công chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm cùng với phong cách làm việc dứt khoát, sẽ đảm bảo tiến độ thi công đúng như cam kết.

Sở hữu xưởng sản xuất rộng rãi, khách hàng có thể an tâm khi các chất liệu mà chúng tôi mang đến đều là những sản phẩm đạt chuẩn và đặc biệt sẽ không cần qua khâu trung gian. 

✔ Quy trình làm việc tại Nhà Đẹp

Bước 1: Tìm hiểu thông tin

Tiếp nhận, nắm bắt một số thông tin, cụ thể là vị trí khu đất, đường xá, mặt tiền,… cũng như lắng nghe mong muốn của khách hàng.

Bước 2: Báo giá sơ bộ và chi tiết

Lên bảng giá sơ bộ để khách hàng có kế hoạch chuẩn bị tốt nhất. Sau đó, tiếp tục báo giá chi tiết sao cho phù hợp với tài chính của khách hàng. 

Bước 3: Ký kết hợp đồng

Dựa vào sự thống nhất của cả hai bên, từ đây Nhà Đẹp sẽ đưa ra bản hợp đồng để khách hàng rà soát cẩn thận và bắt đầu tiến hành ký kết nếu đồng ý với các điều khoản được đề cập trong bản hợp đồng.

Bước 4: Cung cấp bộ hồ sơ xây dựng

Một bộ hồ sơ sẽ bao gồm phối cảnh 3D, kiến trúc kết cấu, điện nước. Nếu Quý khách có nhu cầu thiết kế nội thất, chúng tôi sẽ bổ sung thêm một danh mục thiết kế nội thất ở trong bộ hồ sơ.

Bước 5: Tiến hành thi công giám sát

Khi đã có đầy đủ hồ sơ và cấp phép xây dựng, đội ngũ thi công sẽ triển khai theo mẫu thiết kế và giám sát công trình thường xuyên để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của công trình luôn được tốt nhất. 

Bước 6: Bàn giao công trình

Thời điểm tất cả các hạng mục được hoàn thiện, Nhà Đẹp sẽ nghiệm thu, bàn giao và bảo trì công trình cho khách hàng trọn đời. 

Nếu khách hàng có nhu cầu thiết kế đình chùa thì hãy liên hệ với Nhà Đẹp ngay hôm nay để được tư vấn và báo giá nhanh chóng nhất.