Giằng móng nhà cấp 4 và dầm móng nhà cấp 4 là hai khái nghiệm khác về tên nhưng cùng về một loại dầm. Có thể nói sẽ có nhiều người không hiểu giằng móng nhà cấp 4 là gì vì đây có thể là tên gọi tại một vài địa phương mà thôi. Thưa các bạn công ty thiết kế nhà đẹp có nhận được một câu hỏi của độc giả hỏi về giằng móng của nhà cấp 4. Tiện đây tôi cũng xin chia sẻ luôn một chút kiến thức về giằng móng nhà cấp 4 để các bạn có thể tham khảo luôn nhé. Giằng móng và dầm móng là 2 tên gọi khác nhau nhưng thực ra lại là 1. Vì thế chúng ta cần giải quyết các vấn đề chính như sau:
- Giằng móng nhà cấp 4 là gì?
- Phân biệt giằng móng và giằng tường
- Tác dụng của giằng móng
- Cấu tạo của giằng móng
Mục lục
Giằng móng nhà cấp 4 là gì?
Giằng móng nhà cấp 4 là gì? Giằng móng được cấu tạo bằng bê tông cốt thép mác 200-250 cốt bằng sắt theo chỉ định để liên kết các khung cột trong nhà có tác dụng chịu nén, chịu xoắn và truyền lực. Giằng móng nhà cấp 4 không chỉ có tác dụng liên kết các khung cột chịu lực với nhau mà đối với cách thi công truyền thống móng băng nhà cấp 4 thì giằng móng không chỉ có tác dụng liên kết cột truyền lực mà để tải trọng toàn bộ nhà đều xuống phần móng.
Tham khảo thêm: Thiết kế mẫu nhà cấp 4 70m2, nhà cấp 4 tại Nghệ An NDNC474
Phân biệt giằng móng và giằng tường
Có thể khái niềm giằng móng nghe có vẻ hơi khó hiểu bởi vì đây là một trong các từ dùng không được chuẩn cho lắm. Thông thường theo thuật ngữ xây dựng chúng ta thường gọi là dầm móng nhà cấp 4 chứ không phải giằng móng. Giằng tường cũng có cấu tạo bằng bê tông cốt thép và cũng liên kết các khung cột nhưng không có tác dụng truyền lực và có độ dày cũng như bê tông khác nhau. Thông thường các kiểu nhà làm từ xưa thường sẽ làm giằng tường với lí do tường xây quá cao và giằng tường để cho tường khỏe hơn mà thôi.
Tác dụng của giằng móng nhà cấp 4
Như đã nói ở trên khái niệm giằng móng có tác dụng đỡ phần tường ở phía trên của giằng và ngoài tác dụng đỡ tường còn có tác dụng truyền lực xuống đài trong móng cọc và móng trong móng băng. Ngày nay giằng móng thường được đổ tới vị trí có cao độ bằng cốt không ngoài tác dụng của giằng móng còn có tác dụng chống thấm.
Cấu tạo của giằng móng nhà cấp 4
Để nói chi tiết về cấu tạo của giằng móng chúng tôi xin được giới thiệu tới các bạn 2 mô hình phổ biến được dùng cho các mẫu nhà cấp 4 để các bạn dễ hình dung nhé. Thông thường chúng ta hay làm 2 loại móng chính: Móng cọc và móng băng. Nếu các bạn chưa hiểu thế nào về móng cốc và móng băng chúng ta nên tham khảo thêm bài viết hướng dẫn này:
Các loại móng nhà, các loại móng nhà dân dụng
Giằng móng cốc nhà cấp 4
Đây là mặt bằng giằng móng nhà cấp 4 để các bạn có thể tham khảo và định vị được vị trí của các giằng. Bản vẽ kĩ thuật sau chúng tôi sẽ chú thích rất rõ ràng kích thước, khoảng cách của các giằng.
Đây là chi tiết giằng móng nhà cấp 4 các bạn có thể thấy phần thông tin thống kê như sau:
- Giằng móng DM-1: Chiều dài L = 7m, số lượng 3 cái. Chiều rộng dầm 220, cao 450 được bố trí với 6 thanh thép 18, 3 lớp trên và 3 lớp dưới. Đai sắt 8 đặt cách nhau 150 và vị trí cao độ lên tới cốt không.
- Giằng móng DM-2: Chiều dài L = 11.21m, số lượng 2 cái. Chiều rộng dầm 220, cao 450 được bố trí với 6 thanh thép 18, 3 lớp trên và 3 lớp dưới. Đai sắt 8 đặt cách nhau 150 và vị trí cao độ lên tới cốt không.
- Giằng móng DM-2A: Chiều dài L = 10m, số lượng: 1 cái
- Giằng móng DM-3: Chiều dài L = 4m, số lượng: 1 cái
- Giằng móng BT1 – 1: Chiều dài L = 4m, số lượng 1 cái: Gồm 4 thanh thép sắt 16 trong đó 2 thép trên và 2 thép dưới. Đai sắt 6 khoảng cách mỗi đai 15 cm.
- Giằng móng BT1 – 2: Chiều dài L = 1.74m, số lượng 1 cái:
Các bạn có thể nhận thấy rằng các giằng móng nhà cấp 4 chính là các giằng DM – 1, DM – 2, DM – 2A và DM – 3. Còn các giằng phụ là BT1-1, BT2-2. Các giằng móng chính thông thường sẽ chịu lực chính còn các giằng móng phụ là chỉ có mỗi tác dụng đỡ tường mà thôi. Chúng ta xây gạch cũng không có vấn đề gì nhé. Thông thường thợ ở quê hay làm bằng nhau hết như vậy vừa tốn nhân công, vừa tốn vật tư mà chưa chắc đã đúng nguyên lí. Làm tất cả đều giống nhau có khi bạn xây xong nhà còn lún và còn nứt đó các bạn.
Tham khảo thêm: Mẫu nhà cấp bốn ở nông thôn 8x13m, mẫu nhà đẹp tại Thái Nguyên NDNC473
Chi tiết giằng móng nhà nhà cấp 4 – móng băng
Cũng giống như các móng nhà khác, mặt bằng chỉ là định vị vị trí của các móng và dầm mà thôi.
Các bạn có thể nhận thấy phần dầm và phần móng của móng băng được thiết kế liền khối với nhau không giống như cấu tạo của móng cốc. Tôi xin diễn giải chi tiết này để các bạn có thể tham khảo nhé.
- Chi tiết móng băng BM-1: Chiều dài móng: L = 11.34 mét, số lượng: 02
- Chi tiết móng băng BM-2: Chiều dài móng: L = 10.14 mét, số lượng: 01
- Chi tiết móng băng BM-3: Chiều dài móng: L = 8.12 mét, số lượng: 04
- Chi tiết dầm móng: DM1-1: Chiều dài L: 4.86m, số lượng: 01
Các bạn có thể thấy 3 móng băng ở trên là cùng chủng loại và kiểu dáng riêng dầm móng DM1-1 lại khác lí do là phần đó không cần thiết phải làm móng băng mà chỉ cần dầm móng là đủ. Như thế chúng ta cũng đã tiết kiệm được một phần bê tông cốt thép và chi phí vật tư rồi nhé.
Tham khảo thêm: Thiết kế nhà cấp 4 nông thôn và dự toán khối lượng chi tiết
Như vậy là bài viết của Nhà đẹp đã giúp các bạn phần nào về giải quyết vấn đề giằng móng nhà cấp 4 là gì? Bài viết có thể còn sơ sài mong các bạn thông cảm, các bạn có đóng góp gì thì có thể liên hệ với chúng tôi để bài viết thêm phong phú hơn nhé.
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác liên quan tới móng nhà:
- Móng băng nhà phố 3 tầng
- Móng đơn nhà 2 tầng
- https://thietkethicongnhadep.net/mau-biet-thu/biet-thu-2-tang/
- https://thietkethicongnhadep.net/mau-nha-cap-4/nha-cap-4-3-phong-ngu/
- https://thietkethicongnhadep.net/mau-nha-dep/mau-nha-san-dep/
- https://thietkethicongnhadep.net/mau-nha-dep/mau-nha-2-tang/
- https://thietkethicongnhadep.net/mau-nha-dep/biet-thu-co-dien/