Các loại móng nhà, các loại móng nhà dân dụng

Các loại móng nhà là một phần rất quan trọng cho một căn nhà mà bạn phải tìm hiểu. Nếu bạn không có đơn vị tư vấn thiết kế thì bạn sẽ phải là người nắm được các thông tin về các loại móng nhà để lựa chọn một phương án tốt nhất cho căn nhà của mình. Trong thiết kế các loại nhà dân dụng, biệt thự, nhà phố, nhà cấp 4….thì phần móng là một trong các phần quan trọng trong công tá xây dựng nhà ở. Tùy vào đặc điểm của công trình, đặc điểm địa hình… để chúng ta đưa ra giải pháp thi công tiết kiệm chi phí cũng như nhân công cho gia chủ. Thông thường khi thiết kế nhà dân dụng chúng ta thường bỏ qua công tác khảo sát địa chất. Đối với các công trình nhỏ, thấp tầng thì công tác này được thi công và thiết kế dựa vào kinh nghiệm cũng như các nhà xung quanh đã được xây dựng. Nhưng đối với các công trình lớn, công trình nhà cao tầng thì công tác khảo sát địa chất là công thể thiếu. Như vậy thì các loại móng nhà là gì?

Móng nhà là gì?

Móng nhà chính là phần tổ hợp kết cấu bên dưới cùng của nhà có thể bằng gạch, đá hộc hay bê tông…. Móng nhà sẽ là phần chịu tải toàn bộ tải trọng của công trình xuống dưới lớp nền đất. Móng đảm bảo được chất lượng khi có thể chịu được tải trọng của toàn bộ căn nhà hoặc có thể lún đều, lún trong khoảng sai số cho phép không gây nên các hiện tượng lún, nứt tường hoặc mái. Móng nhà chính là một yếu tố quyết định sự bên vững của công trình. Vậy thì trong công trình xây dựng thì bao gồm những phần móng gì và khi nào thì dùng móng nào cho phù hợp.

Các loại móng nhà dân dụng thường dùng

Móng băng Móng đơn Móng bè Móng cọc
Móng băng 1 phương Móng độc lập Móng bè phẳng Móng cọc đài cao
Móng băng 2 phương Móng cột Móng bè nấm Móng cọc đài thấp
  Móng trụ Móng bè có gân  
  Đế cột Móng bè dạng hộp  
Các loại móng nhà thường gặp trong thực tế
Các loại móng nhà
Các loại móng nhà

1. Móng băng là gì:

Móng bằng là một dải móng được thiết kế chịu lực và nối các điểm cọc của móng. Tùy theo điều kiện và đặc điểm của công trình chúng ta sẽ có 2 loại móng băng

Móng băng 1 phương: Là loại móng băng và được thiết kế theo phương dọc hoặc phương ngang. Móng băng 1 phương thường sẽ phải to hơn là móng băng 2 phương do cả 1 phương đó chịu tải toàn bộ tải trọng của căn nhà

Móng băng 2 phương: là móng băng được thiết kế theo cả 2 phương ngang và dọc chịu tải cho cả công trình, đối với loại móng băng này thường được dùng nhiều hơn.

Móng băng thường được dùng nhiều cho nhà phố và với các loại công trình nhà từ 3 tầng trở lên sẽ sử dụng móng băng, đối với nhà 1, 2 tầng sẽ sử dụng móng đơn.

2. Móng đơn là gì:

Móng đơn là loại móng đỡ bằng trụ cột, đế cột. Móng đơn thường nằm riêng lẻ nhau và có hình dạng là hình vuông, hình chữ nhật… Móng đơn được sử dụng nhiều trong các công trình nhỏ lẻ và có chi phí thi công thấp nhất trong các loại móng. Móng đơn thường được gọi là móng trụ hay móng cốc theo cách gọi của dân gian với cách thi công nhanh nên chi phí thi công các loại móng này sẽ giảm được khá nhiều cả vật tư lẫn nhân công.

3. Móng bè là gì:

Móng bè là một bản lớn dưới cột rộng theo 2 phương,  lợi ích của móng bè là thi công trên mặt đất, đào không sâu và trên một mặt bằng lớn tận dụng lớp đất tốt bên trên. Bề dày của móng bè từ 0.5 đến 2m với 2 phương chịu lực, cốt thép được bố trí 2 lớp, lớp trên được giữ bởi giá đỡ.

4. Móng cọc

Móng cọc được dùng phổ biến nhất trong trường hợp tải trọng công trình khá lớn hay trong điều kiện địa chất yếu, giải pháp móng cọc luôn được xem là giải pháp thuận lợi nhất do đặc tính phong phú về cấu tạo vật liệu học của cọc.

a. Phân loại móng cọc:

1. Móng cọc đài thấp

Là móng cọc trong đó các cọc hoàn toàn chịu nén và không hịu tốn, với tải trọng do cột truyền xuống thấp bao gồm lực đứng N, monen M và lực ngang H; trong đó lực ngang H được xem là cân bằng cới áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu.

2. Móng cọc đài cao

Khi chiều sâu chôn móng nhỏ hơn hmin móng cọc được tính theo dạng móng cọc đài cao, theo đó các móng cọc sẽ chịu uốn nén và như vậy ta tính toán theo móng cọc đài cao để xác định nội lực trong cọc.

b. Cấu tạo móng cọc.

Tùy theo cấu tạo của vật liệu, cọc được chia thành các loại như sau:

Cọc gỗ:
  • Dùng trong công trình nhỏ tạm thời.
  • Vận chuyển nhẹ nhàng.
  • Sức chịu tải nhỏ, dêc bị mục nên chỉ được sử dụng trong điều kiện thấp hơn mực nước ngầm 50cm.
Cọc bê tông cốt thép
  • Được sử dụng rộng rãi với kích thước tùy ý, tuy nhiên không nên dài quá 24m, được thực hiện thành đoạn và nói với nhau theo nhiều cách như hình bằng manchon hay giáp đầu.
  • Tải trọng tối đa được khuyến cáo không nên quá 1000kN, tốt nhất là 800kN.
  • Kích thước ché tạo là 20×20; 25×25; 30×30…, nếu sử dụng tải lớn hơn tốt nhất là dùng cọc khoan nối.
  • Cốt thép bố trí trong cọc theo quy định không được nhỏ hơn 0,3-0,4%
Cọc thép:
  • Do tính năng kháng uốn tốt, cọc théo được dùng cho các công trình vĩnh cửu, công trình chịu tải trọng đứng lớn hay công trình chịu tải trọng ngang như bến cảng, phổ biến nhất là cọc dạng bản.
  • Tải trọng tối đa 1000kN
  • Dài không hạn định, dễ nối, có thể xuyên qua các chướng ngại vật, hay sét cứng nhất, như xuyên qua lớp sạn laterit.
  • Phải có biện pháp chống gỉ.
  • Dễ thi công, với búa loại rung hay ép.
  • Sức chịu tải theo vật liệu.
  • Cọc khoan nhồi:
  • Bằng thiết bị khoan với đường kính từ 60-120cm tạo thành hố khoan sâu với sự hỗ trợ của mùn khoan(bentonit) tạo cho thành hố khoan thẳng đứng không bị sụp, sau đó đổ bê tông, cốt thép được đặt
Cọc hỗn hợp:
  • Loại cọc này ít được phổ biến, sử dụng chủ yếu cho công trình tạm thời. Cọc hỗn hợp bao gồm 2 phần: phần dưới là gỗ đặt dưới mực nước ổn định 0,5m, phần trên là bê tông.

c. Cấu tạo đài cọc:

  • Đài cọc được cấu tạo để liên kết các cọc còn lại với nhau, các cọc thường được chôn trong đài móng.
  • Khoảng cách e giữa hai cọc là 3D, cọc chống chịu mũi giảm xướng còn 2D, cọc xiên là 1,5D
  • Khoảng cách từ mép cọc đến mép đài lớn hơn 1/2D
  • Độ sâu chôn cọc vào trong đài phải lớn hơn 2D và không lớn hơn 120cm với đầu cọc nguyên.
  • Với đầu cọc được đập bể, chiều dài của cốt thép cọc chờ phải dài từ 30d-40d(d lad đường kính cọc) và phần ngàm cọc trong đài từ 10-15cm.

d. Bố trí cọc:

Số lượng cọc được chọn trên cơ sở: n=(1,2 ->1,4)x tải trọng thẳng đứng/khả năng sử dụng 1 cọc. Tùy theo giá trị monen gây nên lệch tâm để chọn số lượng cọc tăng thêm theo cách bố trí cọc tương ứng.

e. Hiệu ứng nhóm:

Quy phạm khuyến cáo phải chú ý đến hiệu ứng của nhóm cọc, kho cọ làm việc trong một nhóm do tác dụng ảnh hưởng lẫn nhau làm cho khả năng chịu tải của cọc giảm, hệ số hiệu ứng này tùy thuộc vào khoảng cách e của cọc và các bố trí cọc trong nhóm (n hàng, mỗi hàng m cọc, tổng số cọc =m.n)

Như vậy là phần giới thiệu về các loại móng của công ty Nhà đẹp đã hết. Về cơ bản đối với công trình nhà ở dân dụng thì không có quá nhiều các loại móng mà chỉ có 4 loại mà thôi. Và các loại móng cũng không quá phức tạp như chúng tôi đã trình bày ở trên này. Nhưng tôi hi vọng rằng bài viết này thực sự không quá khó để các bạn có thể có cái nhìn tổng quát hơn về các loại móng nhà trong xây dựng dân dụng. Bài viết có thể còn có thiếu xót rất mong các bạn có thể góp ý để tôi cải thiện thêm.


Bài viết liên quan

Sơ đồ cấp thoát nước nhà cấp 4

Nếu các bạn chưa xây nhà bao giờ thì chắc hẳn việc tìm hiểu một bộ sơ đồ cấp thoát nước nhà cấp 4 là...

100+ Các kí hiệu bản vẽ và cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở

Thưa các bạn tôi nghĩ rằng cách đọc bản vẽ xây dựng nhà là một điều khá cần thiết dù có thể bạn không làm...

Bảng thuyết minh tính toán kết cấu nhà dân

Chào các bạn, bài viết này là một bài chia sẻ của mình về thuyết minh tính toán kết cấu nhà dân để các bạn...

Bản vẽ xà gồ thép lợp ngói, bản vẽ kết cấu mái ngói

Chào các bạn, nếu bạn đang lợp mái ngói thì chắc hẳn các bạn sẽ rất quan tâm tới bản vẽ cấu tạo mái ngói...

Các loại ngói lợp nhà hiện nay

Ngói là vật liệu không thể thiếu trong kiến trúc của Việt Nam nhất là các loại ngói lợp được ứng dụng nhiều trong các...

Kim thu sét,cọc chống sét bản vẽ chi tiết lắp đặt cho nhà dân

Chào các bạn trong bài viết này mình sẽ trình bày một bản vẽ chi tiết chi tiết cấu tạo kim thu sét()hay bản vẽ...

Bài viết được quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Last modified on Tháng Chín 12th, 2023 at 7:31 chiều