Nhà thờ thiên chúa giáo chính là một khái niệm chỉ về giáo hội công giáo Roma được gọi tắt là công giáo. Cụm từ “Thiên Chúa giáo” dùng để chỉ tất cả các đạo giáo thờ “thiên chúa” thần linh tối cao ngự trị trên bầu trời và mỗi một tôn giáo có một cách gọi riêng về Thiên Chúa bao gồm:
- Ki tô giáo: Trong đạo này còn được chia làm 3 nhánh: Công giáo Roma, Tin lành và Anh giáo
- Do thái giáo: Thờ thiên chúa Yahweb
- Hồi giáo: Thờ chúa Allah
Ba tôn giáo có khởi nguồn chung từ Abraham (người cha của các dân tộc) theo cách gọi của người theo Thiên Chúa giáo và đều là “độc thần giáo”. Tại Việt Nam thiên chúa giáo được bắt nguồn từ Công giáo Roma vì công giáo Roma này được du nhập sớm nhất vào Việt Nam. Nhưng tất cả các đạo trên đều thờ chung các vị thần linh trên trời và du nhập vào miền nam Việt Nam trước tiên.
Hiện nay, các đạo giáo đã trở nên phát triển hơn hầu như các bạn đi đến đâu cũng có thể gặp được các nhà thờ Thiên Chúa giáo. Xét về bản chất thì có rất nhiều đạo được truyền bá vào Việt Nam và thờ các vị có công trong công cuộc khai sáng nền văn minh của thế giới, như Nho giáo thì có khổng tử, trên quốc tử giám có thờ là Khổng tử cái này nếu bạn nào học triệt học sẽ hiểu nhiều hơn.
Có lẽ bàn đến vấn đề đạo giáo này quá nhiều cũng không tốt mà bài viết này chủ yếu đi vào vấn đề bản vẽ thiết kế của nhà thờ Thiên Chúa giáo mà thôi. Từ bản vẽ này các bạn có thể tham khảo và thấy được sự cầu kỳ của kiến trúc này, kiến trúc này được bắt nguồn từ các nơi xuất xứ của Đạo giáo thôi. Kiến trúc của thiết kế nhà thờ thiên chúa cũng khác rất nhiều với kiến trúc của nhà thờ họ về tính quy mô cũng như về kiểu kiến trúc
Địa điểm xây dựng: Thị trấn Tân Thạnh – Huyện Tân Thạnh – Tỉnh Long An
Bản vẽ thiết kế nhà thờ Thiên Chúa Giáo tại Long An
Ấn tượng với gam màu vàng kem, hồng phấn chủ đạo thể hiện cái nhìn nhẹ nhàng, trang nhã tạo cảm giác dễ chịu và vô cùng thư thái. Không những vậy còn tạo điều kiện thuận tiện trong việc phối kết hợp với các tông màu khác, làm tông nền nổi bật cho các chi tiết được phối trí kèm theo nó.
Tạo sự chắc khỏe cho ngôi nhà bằng những thước cột được hiển thị tại vị trí hiên và góc tường. Những thước cột vững chãi đăng đối nâng đỡ tổng thể công trình nhà thờ thiên chúa giáo trở nên thanh thoát, tạo cho tổng thể trở nên hài hòa cân xứng.
Nếu nói đến hình thức trang trí phải kể đến việc khéo léo của kiến trúc sư khi vận dụng những chi tiết trang trí cổ điển phương Tây vào không gian nhà thờ. Họa tiết phù điêu, ô cửa sổ giả cùng với con sơn… Những nét tạo tác đặc trưng của những công trình nhà thờ đồ sộ tạo nên hơi thở mới lạ, đưa đến cái nhìn sinh động và bắt mắt hơn bao giờ hết.
Đảm bảo việc thu hút lượng ánh sáng vào bên trong tối đa, kiến trúc sư đưa ra phương án bố trí với rất hệ cửa sổ xung quanh kết hợp với chất liệu nhôm kính xingfa nhằm điều hòa ánh sáng ở mức khá tốt. Loại vật liệu này còn mang lại ưu điểm ở phần nhìn, tạo cảm giác thoáng đãng và biến hóa không gian trở nên vô cùng rộng rãi.
Mặt bằng công năng nhà thờ thiên chúa giáo
Mặt bằng công năng của nhà thờ rất đơn giản không quá chú trọng lắm vì hầu như các nhờ thờ thiên chúa giáo toàn chủ yếu trang trí không gian nội ngoại thất sao cho đọc đáo cuốn hút nhất còn mặt bằng công năng chủ yếu là bao gồm khu vực chính tòa – đây là nơi sinh hoạt chung của các thành viên đi theo hội giáo vào những ngày lễ, tết, đám cưới, ma chay….
Chủ yếu không gian được chia là 2 phần. Một là khu vực khán đài để người chủ trì điều hành, giảng kinh sách. Hai là khu vực rất nhiều ghế băng dài để cho các thành viên ngồi…
Mẫu bản vẽ này chỉ mang tính chất tham khảo nếu bạn nào cần thì liên hệ 0961555339 mình nhé, mình sẽ chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo.