Bất kỳ công trình nào đi chăng nữa thì phần móng cũng là yếu tố quan trọng mà gia chủ cũng như đơn vị thi công cần thực hiện sao cho đảm bảo chất lượng được tốt nhất. Móng nhà đào sâu bao nhiêu là hợp lý? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Mục lục
Chiều sâu chôn móng là gì?
Móng nhà là bộ phận kết cấu bên dưới của công trình. Chúng liên kết với kết cấu chịu lực bên trên như cột, tường,… có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ công trình và truyền tải trong đó phân tán xuống nền.
Trước khi tìm hiểu móng nhà đào sâu bao nhiêu, sau đây là thuật ngữ chiều sâu chôn móng là gì chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn.
Chiều sâu chôn móng là khoảng cách h từ đáy móng tới mặt đất tự nhiên. Mặt tiếp xúc giữa đáy móng với nền bắt buộc phải phẳng và nằm ngay (không có độ dốc), mặt này được gọi là đáy móng.
Phân loại móng nhà
Hiện nay có 2 loại móng nhà chủ yếu được sử dụng phổ biến là móng nông và móng sâu. Mỗi loại móng cũng sẽ quyết định móng nhà đào sâu bao nhiêu dành cho bạn tham khảo.
Móng nông
Móng nông là loại móng được thi công trên hố đào trần, sau đó được lấp đất lại. Độ sâu chôn móng không quá lớn, thường sẽ từ 1,5m ÷ 3m. Những trường hợp đặc biệt, chiều sâu chôn móng có thể chọn 5m ÷ 6m.
Việc tính chiều sâu chôn móng chính xác nhất sẽ dựa vào phương diện làm việc của đất nền. Nếu tải trọng khống tính đến ma sát hông của đất ở xung quanh với móng thì đó là móng nông, ngược lại là móng sâu.
Móng sâu
Móng sâu là loại móng khi thi công không cần đào hố móng, hoặc chỉ đào một phần rồi dùng thiết bị thi công để hạ móng đến độ sâu thiết kế. Loại móng này thường được dùng cho các công trình có tải trọng lớn.
Các loại móng sâu thường gặp có thể kể đến như móng cọc (đóng, ép), cọc khoan nhồi, móng giếng chìm, giếng chìm hơi ép,…
Cách xác định chiều sâu chôn móng tối thiểu
Như vừa tìm hiểu ở trên, móng nhà đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi căn nhà. Để xác định móng nhà đào sâu bao nhiêu, ta cần dựa vào 4 cơ sở dưới đây:
- Dựa vào điều kiện địa chất công trình và điều kiện thủy văn vùng cần xây dựng. Tùy theo địa hình mà độ sâu chôn móng có thể nông hay sâu.
- Móng nhà đào sâu bao nhiêu cũng cần dựa vào công trình nhà lân cận để xác định. Nếu công trình bên cạnh có móng nông thì móng nhà của bạn không nên đào quá sâu để tránh ảnh hưởng đến nhà ở hàng xóm nhé.
- Kết cấu móng đã sử dụng và phương án thi công móng cũng là yếu tố tác động đến độ sâu của móng nhà.
- Chiều sâu móng nhà còn dựa theo trị số và đặc trưng tải trọng tác dụng lên nền bao gồm số tầng, diện tích ngôi nhà.
Chiều sâu chôn móng được tính từ đâu?
Phụ thuộc vào tính chất từng loại công trình, móng nhà đào sâu bao nhiêu sẽ được xác định khác nhau và tính toán cụ thể nhất.
- Những công trình có tải trọng nhỏ và vừa thì chiều sâu chôn móng có thể được đặt vào lớp đất số 2 hoặc đặt tại vị trí số 1 (LK1). Chúng đã được bổ sung thêm lớp đệm, lớp này đặt vào lớp đất số 2.
- Đối với các công trình lớn, chiều sâu chôn móng được đặt tại lớp đất số 2 nếu lớp này có khả năng chịu lực tốt. Ngoài ra, ta cũng có thể dùng móng cọc hạ vào lớp bên dưới tốt hơn để đảm bảo sự chắc chắn cho công trình.
- Trường hợp các công trình nhỏ từ 3 tầng trở xuống, chiều sâu chôn móng được đặt tại vị trí LK1, có thể kết hợp với móng nông hoặc lớp đệm.
Móng nhà đào sâu bao nhiêu là hợp lý?
Móng nhà đào sâu bao nhiêu là hợp lý? Sau đây là câu trả lời dành cho bạn tham khảo.
- Đối với móng nông từ 0,5 đến 3m, chiều sâu không nên nhỏ hơn 0,5m.
- Tùy thuộc vào đặc điểm địa hình, địa chất thì độ sâu của móng sâu có sự chênh lệch.
- Độ sâu chôn móng trong mọi trường hợp không nên nhỏ hơn 1/5 chiều cao của công trình.
- Chiều sâu chôn móng được đặt vào các lớp đất có khả năng chịu lực tốt nhất, khả năng chịu lực đạt tối thiểu 0,3m.
Trên đây là câu trả lời móng nhà đào sâu bao nhiêu là thích hợp nhất. Mong rằng thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra, nếu như bạn đang tìm hiểu các mẫu nhà đẹp, hãy tham khảo một số bài viết của chúng tôi ở link phía dưới đây nhé.