Đà kiềng là gì? Vai trò của đà kiềng trong xây dựng

Trong xây dựng, những kết cấu có liên quan đến móng, cột, dầm, xà,… đều là bộ phận quan trọng của một công trình kiến trúc. Bên cạnh đó, đà kiềng cũng có vai trò to lớn trong lĩnh vực này.

Đà kiềng là gì? Vai trò của đà kiềng trong xây dựng có thật sự quan trọng hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

Đà kiềng là gì?

Đà kiềng được hiểu là giằng các chân cột móng lại với nhau nhằm ổn định các cột, giữ khoảng cách cho các chân cột và cột không bị nghiêng ngả trong quá trình xây dựng, nâng đỡ cột để xây tường.

Đà kiềng thường nằm ở vị trí chân cột và cao hơn đài móng (hay đế móng). Bộ phận này và cột khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành bộ khung vững chắc chịu lực cho toàn bộ ngôi nhà.

da-kieng-la-gi-6
Đà kiềng là gì?

Phân biệt đà kiềng và giằng móng

Nhiều người còn nhà lầm tưởng đà kiềng và giằng móng là một. Tuy nhiên, đây lại là 2 bộ phận khác nhau.

Đà kiềng là gì chúng ta đã vừa tìm hiểu ở trên. Vậy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm giằng móng là gì nhé.

da-kieng-la-gi-3
Đà kiềng là gì? Phân biệt đà kiềng và giằng móng

Bạn có quan tâm:

Giằng móng hay được biết đến với tên gọi khác là dầm móng. Bộ phận này có kết cấu nằm theo phương ngang nhà và có nhiệm vụ đỡ tường bao che truyền vào móng. Vị trí của giằng móng sẽ phụ thuộc vào vị trí của tường mà nằm ngoài, hoặc giữa hay mặt trong của cột.

Giằng móng thường có cấu tạo từ bê tông cốt thép và được phân loại thành nhiều loại giằng móng khác nhau.

Nhìn chung, đà kiềng và giằng móng là 2 kỹ thuật khác nhau nên công dụng của chúng cũng có sự khác biệt.

Vai trò của đà kiềng trong xây dựng

Như đã đề cập ở trên về phần đà kiềng là gì, bộ phận này tạo nên sự liên kết giữa các cột nhà chính lại với nhau. Nhờ đó công trình kiến trúc của bạn trở nên chắc chắn, kiên cố và bền vững hơn rất nhiều.

Đặc biệt, ở những căn nhà phố thì hai bên đều có các ngôi nhà khác đã xây dựng tại đó. Vì thế, phần móng cọc bê tông và cột sẽ có sự lệch tâm. Để giảm thiểu lực uốn ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà, đội ngũ thi công sẽ bố trí thép đà kiềng cho nơi này.

da-kieng-la-gi-7
Vai trò của đà kiềng trong xây dựng

Ngoài khái niệm đà kiềng là gì cũng như vai trò trên, bộ phận này còn có rất nhiều vai trò khác cụ thể như sau:

  • Đà kiềng giúp liên kết và định vị các chân cột chính trong nhà lại với nhau. Việc này đảm bảo toàn bộ chân cột không bị thay đổi khi xây dựng thêm các hạng mục khác như tường, sàn, mái nhà,…
  • Hỗ trợ ngôi nhà chống lại sự sụt lún hay lệch của móng công trình.
  • Đà kiềng giúp chống đỡ toàn bộ áp lực của tường lên nền móng. Từ đó đảm bảo độ bền chắc cho tường không bị nứt vỡ, đồng thời chất lượng công trình nhà ở sẽ ở trạng thái ổn định, tốt và an toàn nhất.

Đà kiềng có cao độ bao nhiêu thì phù hợp khi thi công?

Ngoài khái niệm đà kiềng là gì, một trong những yếu tố cũng được mọi người quan tâm chính là cao độ của đà kiềng cao bao nhiêu sẽ phù hợp với công trình xây dựng. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

Móng đơn và móng bằng

Đối với móng đơn và móng bằng, mặt trên của đà kiềng thường sẽ có độ cao thấp hơn so với bề mặt móng khoảng từ 7 – 10cm. Tuy nhiên, khi xây dựng bạn nên hạn chế thiết kế mặt đà kiềng thấp hơn nền móng, sau đó xây bó nền bằng gạch bởi chúng sẽ khiến nước thấm vào tường và tác động xấu đến tính thẩm mỹ.

da-kieng-la-gi-2
Cao độ đà kiềng đối với móng đơn và móng bằng

Móng cọc cừ tràm

Móng cọc cừ tràm là loại móng được sử dụng phổ biến hiện nay. Độ cao đà kiềng tương ứng với loại móng này sẽ được quyết định bằng các kỹ sư. Chiều ngang và chiều dọc của đài kiềng sẽ bằng với kích thước của đài cọc.

Loại móng này thường được ưu tiên xây dựng tại nơi có ít xe trọng tải lớn đi qua. Từ đó, quá trình thi công được tiến hành dễ dàng, tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể.

Các bước thi công đà kiềng chi tiết

da-kieng-la-gi-1
Các bước thi công đà kiềng chi tiết

Đà kiềng là gì chúng ta đều đã hiểu rất rõ. Vậy kỹ thuật này cần trải qua những bước thi công như nào. Dưới đây sẽ là các bước thi công đà kiềng chi tiết nhất.

  • Buộc thép vào khung và đặt vào vị trí đã định vị theo thiết kế. Kê các vật có độ dày 30mm vào dưới khung cốt thép để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
  • Lắp dựng khuôn đúc bê tông bằng ván gỗ và đóng lại thành hộp. Tiếp đó điều chỉnh khuôn ván đúng theo yêu cầu vị trí đã thiết kế và cố định khuôn bằng cây gỗ 30mm x 50mm.
  • Trộn và đổ bê tông vào khuôn ván. Dùng đầm dùi đầm thật kỹ bê tông để không xuất hiện bọt khí.
  • Sau 1 – 2 ngày tháo ván không theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Lưu ý khi tháo dỡ hạn chế làm sứt mẻ cấu kiện của đà giằng.

Trên đây là những chia sẻ về đà kiềng là gì và vai trò của bộ phận này trong xây dựng. Hy vọng thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi!


Bài viết liên quan

99+ Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Đẹp Nhất 2024

Mẫu biệt thự đẹp nhất là xu hướng thiết kế nhà ở cao cấp đang được rất nhiều người quan tâm trong thời gian qua....

Bộ sưu tập 07 mẫu nhà biệt thự mini cấp 4 đẹp nhất năm nay

Nhà biệt thự mini cấp 4 là ý tưởng thiết kế dành cho những gia chủ có mong muốn sống trong căn biệt thự sang...

Khám phá 06+ mẫu nhà biệt thự cấp 4 hiện đại đẹp thịnh hành năm 2024

Mẫu nhà biệt thự cấp 4 hiện đại đang trở thành xu hướng thiết kế nổi bật trong năm nay. Những căn nhà này rất...

Khám phá 06 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng mái bằng đẹp hiện đại

Biệt thự 1 tầng mái bằng luôn được giới thượng lưu ưu tiên lựa chọn. Biệt thự là công trình nhà ở cao cấp không...

Tham khảo 05 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng 6 phòng ngủ rộng, tiện nghi

Biệt thự 1 tầng 6 phòng ngủ là phương án thiết kế nhà ở dạng cao cấp dành cho những gia đình có đông thành...

06 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng 4 phòng ngủ rộng rãi, tiện nghi

Biệt thự 1 tầng 4 phòng ngủ là mẫu thiết kế nhà ở được các gia đình có số lượng đông thành viên sinh sống...

Bài viết được quan tâm