Sau khi hoàn thành công trình nhà ở, gia chủ không chỉ đơn giản là dọn đồ tới nhà mới ở luôn mà còn cần phải tiến hành các thủ tục, lễ nghi truyền thống như ông bà ta từng làm, đó là chuẩn bị một mâm lễ cúng nhập trạch hay còn gọi là mâm lễ cúng lên nhà mới. Đây là một nghi thức truyền thống không thể thiếu và rất quan trọng trong tiềm thức của người phương Đông bởi nó liên quan tới yếu tố tâm linh, sinh khí của ngôi nhà. Các bạn à, có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành, khi đã bắt tay vào thực hiện mâm lễ cúng thì cần phải cẩn thận và tỉ mỉ.
Vậy mâm lễ cúng lên nhà mới cần chuẩn bị những đồ cúng nào? Trình tự nghi lễ ra sao? Quý vị hãy cùng Nhà Đẹp Plus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch
- Lễ vật chính gồm có:
– Hương (nhang): Hương là vật dụng không thể thiếu khi bày biện mâm lễ lên nhà mới, kể cả là trong những mâm lễ khác cũng vậy
– Đèn: Bạn có thể chuẩn bị nến cốc, khi làm lễ sẽ thắp lên, hoặc sử dụng đèn thờ chuyên dùng cũng được.
– Hoa tươi: các bạn có thể linh hoạt sử dụng loại hoa theo mùa, số bông hoa cần phải lẻ.
– 1 đĩa muối, gạo; 3 hũ nhỏ khác gồm nước, muối, gạo.
- Mâm ngũ quả:
Gia chủ chuẩn bị ít nhất là 5 loại quả để bày mâm lễ cúng nhập trạch, hoặc có thể nhiều hơn nhưng lưu ý cần bày biện bố trí sao cho lượng quả theo số lẻ. Mâm trái cây có thể sử dụng nhiều loại quả như: chuối, nho, táo, cam,… nhưng bạn nên kiêng cho vào mâm cúng những loại quả mà ông bà ta thường tránh: những quả có gai sắc nhọn như mít, sầu riêng; hoa quả giả; hoa quả đã hỏng,… Những quả được đặt lên ban thờ phải được rửa sạch sẽ, sắp xếp ngay ngắn đặt lên ban thờ.
Nghi thức lễ nhập trạch thì thường sẽ mời thầy cúng có chuyên môn và các bài cúng chuẩn để đảm bảo cho buổi lễ diễn ra đúng và chính xác. Vấn đề tâm linh khá quan trọng nên các bạn cần chú ý thận trọng, làm đúng không nên sai sót.
Ý nghĩa của mâm cúng nhập trạch
- Mâm lễ cúng về nhà mới như một lời báo cáo với ông bà, thổ công rằng ngôi nhà đã được xây dựng hoàn thiện và sau ngày hôm đó gia chủ sẽ dọn về nhà mới sống.
- Mâm lễ cúng vừa là lời báo cáo, vừa là lời xin các vị thần linh, ông bà phù hộ bình an cho gia đình, gia đạo ấm êm, bình yên, cầu sức khỏe, tiền tài phát đạt.
- Đây cũng là cách để gia chủ xua đuổi những tà ma, vong hồn còn vảng vất trong mảnh đất, bài trừ tà khí ảnh hướng tới cuộc sống lâu dài của gia đình.
- Nghi lễ truyền thống cũng giúp cho con người yên tâm hơn, tư tưởng nhẹ nhõm giúp tinh thần khỏe mạnh, từ đó cũng khỏe mạnh sinh sống và làm ăn.
Có thể thấy mâm lễ cúng nhập trạch mang những ý nghĩa khá sâu sắc, đều là phục vụ đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của con người. Cũng chưa có ai có thể chứng minh nghi lễ truyền thống này đúng hay sai nhưng nó giúp con người khai thông tư tưởng và yên tâm hơn là sự thật. Đây cũng chính là lý do tại sao nghi lễ nhập trạch nói riêng và những nghi thức lễ nghi truyền thống của dân tộc ta lại được gìn giữ và lưu truyền lâu dài như vậy.
Như vậy là chúng tôi đã giúp quý vị tổng hợp những thông tin cơ bản nhất để quý vị có thể hiểu thêm và tự chuẩn bị cho gia đình mâm lễ cúng nhập trạch sao cho chuẩn nhất. Mong rằng quý vị cảm thấy bài viết này hữu ích!
Xem thêm: