Nền nhà bị lún là tình trạng đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Chúng thường xuất hiện trong các công trình kiến trúc nhà ở. Vậy nguyên nhân là gì và cách xử lý ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết nền nhà bị lún
Sụt lún là hiện tượng xảy ra khi nền đất của ngôi nhà bắt đầu lún dần xuống hoặc nếu để lâu hơn sẽ bị sụp đổ. Tình trạng này nếu để lâu sẽ khiến các hạng mục như tường và sàn bị xê dịch, từ đó các vết nứt xuất hiện và gây mất sự ổn định, cân bằng cho công trình.
Dưới đây là các dấu hiệu để bạn có thể nhận biết nền nhà bị lún một cách dễ dàng hơn.
- Sự co lại của đất làm lún có thể gây ra bởi một số yếu tố như nước rò rỉ vào dưới nền móng.
- Tường nhà xuất hiện các vết nứt dọc trên tường, cột nhà hay trần nhà bị nứt, các công trình gạch bên ngoài cũng không tránh khỏi tình trạng này.
- Các vết nứt dần có dấu hiệu lan rộng và xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong nhà.
- Cửa sổ và cửa ra vào bị cong vênh cũng là dấu hiệu nhà của bạn đang bị lún.
- Sàn nhà chìm hoặc dốc cho thấy nền đất dưới ngôi nhà đang lún và dần sụp đổ nên bạn cần có cách khắc phục kịp thời, khẩn cấp.
Nguyên nhân khiến nền nhà bị lún
Nền nhà bị lún có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng chúng tôi tìm hiểu chúng là gì nhé.
Kết cấu công trình bị tính toán sai lệch
Nguyên nhân khiến nền nhà bị lún đầu tiên phải kể đến chính là việc thiết kế kết cấu công trình bị tính toán sai lệch khá lớn. Một số gia chủ cũng như đội ngũ thi công thường khá chủ quan, thậm chí họ không quá quan tâm đến vấn đề này.
Tuy nhiên việc tính sai lực lún hoặc giải quyết không hợp lý sẽ khiến nền nhà dần bị nứt vỡ và sụt lún. Công trình nhà ở cũng không chịu được tác động lực mà dần mất đi khả năng chịu lực, chống đỡ kém.
Gia cố nền móng không chính xác
Nền nhà bị lún có thể xuất hiện bởi việc gia cố nền móng không được thực hiện chính xác. Chiều dày lớp cát đệm không có sự liên kết với khối cừ tràm khiến nền móng yếu và rất dễ bị rung động khi có lực mạnh tác động vào.
Vì thế khi thi công nhà ở, bạn nên chú ý và yêu cầu thợ đặt một lớp bê tông lót để thành khối nhằm đảm bảo việc chịu lực được tốt nhất, hạn chế tình trạng nền nhà bị lún.
Quá trình thi công sơ sài, qua loa
Trong quá trình thi công, có thể một số người có lòng tham sẽ rút bớt vật liệu. Từ đó dẫn đến cấu trúc móng không được tốt, trở nên lỏng lẻo và không có đội ngũ giám sát công trình trong từng giai đoạn thi công cũng khiến công trình không được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, việc xây nhà theo kiểu chen nhau, nhất là tại các khu đô thị lớn cũng là nguyên nhân khiến cho khoảng cách giữa các đất nền là rất gần nhau và dễ gây sụt lún.
Cách xử lý nền nhà bị lún hiệu quả
Để xử lý nền nhà bị lún được nhanh chóng và hiệu quả nhất, trước tiên bạn cần xác định rõ nguyên nhân của chúng là gì sau đó mới có thể có xách xử lý phù hợp.
Dựa trên những vết nứt, biến dạng và tư thế ngôi nhà. Tiếp theo đó là tuổi thọ công trình, kích thước cũng như độ cứng và sự rung lắc mà bạn có thể nhìn bằng mắt thường khi có ô tô đi qua sẽ biến được tình trạng công trình đang ở mức độ nào.
- Trong trường hợp nền nhà chỉ bị lún một phần nhỏ bên trong, gia chủ có thể đập bỏ lớp gạch hay xi măng đó và gia cố thêm ít đất để lấp đầy chúng. Tiếp đó ốp lại lớp gạch mới là xong.
- Trường hợp lún tại cột nhà hay cột ban công, bạn cần tìm cách làm giảm áp lực cho nền nhà trước khi tiến hành xử lý tình trạng tiếp theo.
Lưu ý khi xử lý nền nhà bị lún
Nền nhà là nơi mọi người thường xuyên tác động trực tiếp đến chúng. Vì lẽ đó, việc nền nhà bị lún không chỉ tạo cảm giác khó chịu khi đi lại mà thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của mọi người.
Để đảm bảo việc xử lý nền nhà bị lún đạt hiệu quả cao, không làm mất đi tính thẩm mỹ cũng như không làm ảnh hưởng đến cấu trúc nhà ở. Bạn cần lưu ý một số điều dưới đây.
- Tìm ra đúng nguyên nhân gây sụt lún nền nhà bởi việc này rất quan trọng. Chúng giúp bạn có phương án xử lý từ gốc sẽ nhanh chóng, không bị tái diễn về sau.
- Nếu phát hiện nền nhà bị lún thì cần xử lý nhanh chóng, kịp thời trong thời gian sớm nhất.
- Trong trường hợp nền nhà bị lún quá nghiêm trọng, bạn cần tìm đến các đơn vị cải tạo nhà, xử lý những trường hợp xấu của công trình nhà ở để có cách xử lý triệt để.
- Sau khi xử lý nền nhà bị lún xong, gia chủ cũng không nên chủ quan mà phải theo dõi cũng như kiểm tra thường xuyên để xem vết lún đã ổn định hay chưa.
Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách khắc phục nền nhà bị lún. Mong rằng thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn đọc giúp bạn có một không gian sống hoàn hảo, trọn vẹn nhất.
- https://thietkethicongnhadep.net/mau-biet-thu/biet-thu-2-tang/
- https://thietkethicongnhadep.net/mau-biet-thu/biet-thu-3-tang/
- https://thietkethicongnhadep.net/mau-biet-thu/biet-thu-4-tang/