Nhà phố 2 tầng có giếng trời là giải pháp kiến trúc hiệu quả và đơn giản được sử dụng khi xây các mẫu nhà có diện tích nhỏ hẹp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm giếng trời cũng như các ưu điểm mà nó mang lại. Qua bài viết này công ty Nhà Đẹp Plus xin chia sẻ tới quý khách những thông tin hữu ích liên quan đến giếng trời.
Mục lục
Khái niệm và cấu tạo của giếng trời
Giếng trời được định nghĩa đơn giản là một khoảng không gian từ mái thông xuống tầng trệt theo phương thẳng đứng. Thông thường giếng trời sử dụng cho nhà ống hoặc nhà phố, không bắt buộc phải thiết kế giếng trời trong một ngôi nhà. Tác dụng chính của giếng trời là mang đến sự thông thoáng và sức sống cho không gian sinh hoạt của gia đình bạn.
Trong mẫu thiết kế nhà, cấu tạo của giếng trời gồm 3 bộ phận cụ thể như sau:
- Đỉnh giếng: Làm tác dụng chiếu sáng và thông gió với mái kính và hệ khung mái chắc chắn. Thường đỉnh mái có thể trang trí bằng hệ khung mái, hoa sắt tuy nhiên việc có mái hay không không quan trọng bởi xây nhà ống 2 tầng có giếng trời thì phải có mái che, còn ở sau nhà thì không cần mái.
- Thân giếng: Thông qua các tầng có tác dụng chiếc sáng cho từng thầng.
- Đáy giếng: Ở tầng dưới cùng, được sử dụng để trang trí, làm tiểu cảnh, trồng cây hoa … kết hợp với phòng khách tạo ra không gian xanh đẹp mắt cho ngôi nhà.
Những ưu điểm của việc thiết kế nhà phố 2 tầng có giếng trời
– Lấy sáng: Đây có lẽ là tác dụng lớn nhất của giếng trời, ở trong những ngôi nhà ống 2 tầng chật hẹp thì ánh sáng rất khó tiếp xúc với các phần trong căn nhà, giếng trời giúp mang lại sức sống, ánh sáng thiên nhiên cho không gian nội thất. Đây là giải pháp tối ưu nhất nhằm cung cấp ánh sáng cho ngôi nhà bằng quá trình chiếu sáng xuyên suốt toàn bộ ngôi nhà.
– Thông gió: Tác dụng thông gió tự nhiên và điều hòa không khí giúp giếng trời nhận được sự yêu thích từ nhiều gia đình. Đây cũng là chức năng quan trọng của giếng trời, giúp lưu thông không khí từ môi trường bên ngoài vào môi trường bên trong, điều hòa và khiến ngôi nhà thoáng mát, dễ chịu hơn.
– Tiết kiệm điện: Do lấy sáng trực tiếp từ ánh sáng tự nhiên nên gia chủ có thể tận dụng điều này mà giảm tối đa ánh sáng đèn điện.
– Thẩm mỹ: Không chỉ có công năng phục vụ nhu cầu sinh hoạt mà giếng trời giúp tăng tính thẩm mỹ cho kiến trúc căn nhà, trở thành điểm nhấn cho không gian độc đáo. Giếng trời có thể có tới ba mặt giáp với các không gian như phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang và hành lang … tạo nên kiến trúc đặc biệt.
Những vị trí đặt giếng trời trong nhà
– Giữa nhà: Đây là vị trí quen thuộc nhất khi đặt giếng trời, tại vị trí giữa nhà có thể tiếp giáp với nhiều phòng khác nhau trong mẫu nhà phố 2 tầng. Do ở vị trí trung tâm nên các phòng được điều chỉnh đồng đều về ánh sáng và gió cũng như thu hút tầm nhìn cho người nhìn, tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể ngôi nhà.
– Cuối nhà: Cuối nhà thường là nơi bố trí bếp hoặc khu vực trồng cây trang trí cho gia đình. Khi đặt ở vị trí này giúp căn nhà luôn đón gió và căn bằng áp suất tự nhiên trong không khí và tạo nét đẹp riêng.
Hầu hết nhà phố hiện nay đều sử dụng giếng trời để mang lại những công năng tuyệt vời cho không gian sinh hoạt của gia đình mình. Nhà phố 2 tầng có giếng trời là một trong những kiến trúc nhà ở độc đáo không thể bỏ qua.
Nếu quý khách có nhu cầu thiết kế và thi công mẫu nhà phố 2 tầng, nhà phố 3 tầng … thì hãy liên lạc trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.
Tham khảo thêm:
Cập nhật mẫu thiết kế nhà phố 2 tầng 7x20m hiện đại NDNP2T44
Thiết kế nhà phố 2 tầng diện tích 184m2 tại Thái Bình NDNP2T45