06 phương pháp gia cố móng chuẩn trong xây dựng

Sau một thời gian sử dụng, móng nhà của bạn sẽ xuất hiện tình trạng xuống cấp do tác động của nhiều yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, môi trường,… Lúc này, việc gia chủ cần làm chính là tu sửa và cải tạo để móng nhà được kiên cố, chắc chắn hơn để bảo vệ sự an toàn mọi người.

Từ đó các phương pháp gia cố móng cũng được hình thành với nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào từng loại hình nhà ở. Cùng Nhà Đẹp Plus tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Gia cố móng là gì?

Gia cố móng hay gia cố nền móng là biện pháp sửa chữa, khắc phục cũng như cải thiện tình trạng nền móng trong công trình.

phuong-phap-gia-co-mong-3
Gia cố móng là gì?

Nhờ việc gia cố móng đã giúp kết cấu nền móng của công trình trở nên chắc bền, kiên cố hơn đáng kể. Phương pháp gia cố móng đã bao gồm việc lắp đặt các gối đỡ tạm thời, hoặc vĩnh viễn vào kết cấu móng hiện có nhằm đạt tối đa khả năng chịu lực theo đúng mong muốn.

Khi nào thì nên ứng dụng phương pháp gia cố móng?

Phương pháp gia cố móng hiện nay rất đa dạng nên tùy vào tình trạng từng công trình mà đơn vị thực hiện sẽ chọn lựa phương pháp phù hợp nhất. Dưới đây là 3 yếu tố chính tác động đến quá trình gia cố móng, cụ thể như sau:

Tuổi thọ của móng

Mỗi hạng mục một công trình đều có tuổi thọ nhất định. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc chọn lựa phương pháp gia cố móng.

  • Công trình kiến trúc truyền thống thường sẽ có tuổi thọ hơn 150 năm.
  • Đối với kết cấu hiện thời tuổi thọ kéo dài trong khoảng từ 50 đến 150 năm.
  • Kết cấu công trình hiện đại tuổi thọ trong tầm 50 năm đổ lại.

Sự thay đổi tác động lên công trình

Điều thay đổi dễ thấy nhất đã tác động lên công trình có thể kể đến chính là việc chuyển đổi công năng, công tác bảo đảm sự an toàn và công tác khắc phục. 3 sự thay đổi này được hiểu như sau:

  • Về sự chuyển đổi công năng, công trình nền móng sẽ được thay đổi với khả năng chịu lực tốt hơn. Đây là trường hợp thường xảy ra với những công trình mà gia chủ muốn nâng tầng, hay mở rộng nhà.
  • Về công tác bảo đảm sự an toàn chính là việc thay đổi kết cấu nền móng hiện tại để có độ chắc chắn, kiên cố hơn khi nền móng cũ đã không còn đủ khả năng chịu lực, không ổn định. Hay thi công hố đào sâu lân cận làm ảnh hưởng đến địa tầng dưới móng; gia cố móng trước những thiên tai hoặc phát sinh thêm tầng hầm bên dưới.
  • Về công tác khắc phục cần thực hiện phương pháp gia cố móng phù hợp bởi trong thiết kế nền móng ban đầu gặp sai sót khiến công trình bị lún. Ngoài ra, gia chủ mong muốn cải tạo để sử dụng thay vì xây mới.
phuong-phap-gia-co-mong-2
Khi nào thì nên ứng dụng phương pháp gia cố móng?

Hiện trạng kết cấu công trình

Dựa theo hiện trạng kết cấu công trình mà chủ nhà sẽ được đơn vị thực hiện đưa ra phương pháp gia cố móng phù hợp nhất để duy trì sự ổn định của kết cấu căn nhà.

  • Cọc gỗ dùng cho công trình xuống cấp, mất dần khả năng chịu lực và gây ra độ lún. Tình trạng này sinh ra là do biến động độ sâu mực nước ngầm.
  • Công trình xây dựng trên lớp đất có khả năng chịu lực kém, không đảm bảo tải trọng công trình truyền xuống và gây ra lún. 

Từ đó, việc gia cố móng là điều vô cùng quan trọng mà gia chủ cần để ý sớm để có phương pháp phù hợp cho không gian sống của mình được tốt nhất.

06 phương pháp gia cố móng chuẩn và an toàn

Hiện nay phương pháp gia cố móng rất đa dạng. Tùy vào tình trạng thực tế mà chủ nhà sẽ được tư vấn và đưa ra cách gia cố móng phù hợp nhất để căn nhà luôn chắc bền, đảm bảo sự an toàn cho mọi người khi sinh sống.

Phương pháp gia cố móng bằng cách đổ bê tông khối dưới móng

Gia cố móng bằng cách đổ bê tông khối dưới móng là phương pháp truyền thống. Chúng đã được ứng dụng trong nhiều thế kỷ khi gia cường kết cấu nền móng. 

Ở phương pháp này, kết cấu cũ sẽ được mở rộng bằng cách đào tới lớp địa tầng ổn định. Lớp đất dưới đáy móng hiện hữu được đào bỏ theo trình tự qua từng giai đoạn, hoặc chống giữ. Khi đào tới lớp đất phù hợp, hố đất lúc này sẽ được đào bê tông và giữ cho đông kết trước khi tiến hành đào hố tiếp theo.

phuong-phap-gia-co-mong-12
Phương pháp gia cố móng bằng cách đổ bê tông khối dưới móng

Phương pháp gia cố móng bằng dầm gánh

Phương pháp gia cố móng bằng dầm gánh là phương pháp nâng cao từ phương pháp đào hố. Trong trường hợp kết cấu mỏng chỉ có thể mở rộng theo một chiều và trên mặt bằng của công trình có các cột bên trong vững chắc thì cách này được áp dụng.

Ưu điểm của phương pháp này chính là thi công nhanh, chỉ tiếp cận kết cấu từ một phía và khả năng chịu đựng tải trọng cao đáp ứng mong muốn của gia chủ.

Phương pháp gia cố móng bằng dầm và móng trụ

Bởi phương pháp gia cố móng dùng bê tông khối khó có thể làm việc hiệu quả cho móng có chiều sâu lớn. Hiểu được điều đó, phương pháp gia cố móng bằng dầm và móng trụ đã ra đời.

Ở phương pháp này chúng có tính khả thi cao với hầu hết các điều kiện địa chất. Dầm bê tông cốt thép được đổ tại chỗ để truyền tải trọng vào móng trụ bê tông. Tùy vào điều kiện đất nền và tải trọng truyền xuống mà kích thước cũng như chiều cao dầm có sự phù hợp.

phuong-phap-gia-co-mong-11
Phương pháp gia cố móng bằng dầm và móng trụ

Phương pháp gia cố móng bằng cọc có kích thước nhỏ

Phương pháp gia cố móng bằng cọc có kích thước nhỏ thường được áp dụng khi tải trọng từ móng cần phải truyền thống lớp đất nằm ở độ sâu lớn hơn 5m. Phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng cho đất có tính chất phức tạp, không gian tiếp cận còn gặp nhiều hạn chế và phát sinh một số vấn đề về ô nhiễm môi trường.

Đường kính cọc thường được thiết kế từ 150mm đến 300mm và ép vào đất. Cọc có thể làm bằng bê tông hoặc thép đều được.

Phương pháp gia cố móng bằng cọc

Ở phương pháp này, đội ngũ thực hiện sẽ tiến hành thêm các cọc trên các cạnh kề nhau của tường đang đặt trên móng yếu. Tiếp đó, một khối bê tông sẽ liên kết xuyên qua tường, liên kết với các cọc.

Phương pháp này thường được ứng dụng trong trường hợp móng bị lún trên đất ngập nước hay đất có tính sét đều có thể xử lý bằng cách này.

phuong-phap-gia-co-mong-13
Phương pháp gia cố móng bằng cọc

Phương pháp gia tải trước cho móng

Phương pháp gia tải trước cho móng thường được áp dụng cho móng băng hoặc móng đơn, chúng hoàn toàn phù hợp với công trình sở hữu từ 5 đến 10 tầng.

Ở phương pháp này, đất được đầm nén cho đến khi ở cao độ đào đất, đất nền sẽ chịu được tải trọng đã định trước. Việc đầm nén từ đó được thực hiện trước khi tiến hành gia cố nền.

Một lưu ý nhỏ dành cho bạn chính là phương pháp này không thể áp dụng cho móng bè. Hoạt động đầm nén cũng cần giảm thiểu tiếng ồn và các tác động khác.

Bài viết đã giúp bạn tổng hợp các phương pháp gia cố móng chính xác và an toàn nhất hiện nay. Mong rằng thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn đọc. Bạn có thể tham khảo thêm một số mẫu nhà đẹp của chúng tôi ở link phía dưới đây


Bài viết liên quan

99+ Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Đẹp Nhất 2024

Mẫu biệt thự đẹp nhất là xu hướng thiết kế nhà ở cao cấp đang được rất nhiều người quan tâm trong thời gian qua....

Bộ sưu tập 07 mẫu nhà biệt thự mini cấp 4 đẹp nhất năm nay

Nhà biệt thự mini cấp 4 là ý tưởng thiết kế dành cho những gia chủ có mong muốn sống trong căn biệt thự sang...

Khám phá 06+ mẫu nhà biệt thự cấp 4 hiện đại đẹp thịnh hành năm 2024

Mẫu nhà biệt thự cấp 4 hiện đại đang trở thành xu hướng thiết kế nổi bật trong năm nay. Những căn nhà này rất...

Khám phá 06 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng mái bằng đẹp hiện đại

Biệt thự 1 tầng mái bằng luôn được giới thượng lưu ưu tiên lựa chọn. Biệt thự là công trình nhà ở cao cấp không...

Tham khảo 05 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng 6 phòng ngủ rộng, tiện nghi

Biệt thự 1 tầng 6 phòng ngủ là phương án thiết kế nhà ở dạng cao cấp dành cho những gia đình có đông thành...

06 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng 4 phòng ngủ rộng rãi, tiện nghi

Biệt thự 1 tầng 4 phòng ngủ là mẫu thiết kế nhà ở được các gia đình có số lượng đông thành viên sinh sống...

Bài viết được quan tâm