Trong ngành xây dựng, tường gạch là một trong những hạng mục quan trọng khi thiết kế thi công nhà ở cho chủ đầu tư. Tường đơn cũng là loại tường gạch được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất hiện nay. Vậy tường đơn là gì? Cùng Nhà Đẹp Plus tìm hiểu ngay nhé.
Mục lục
Tường đơn là gì?
Tường đơn hay còn được biết đến với những tên gọi khác là tường 10, hay tường con kiến. Đây là loại tường gạch có độ dày 110mm và thường được xây dựng bằng một lớp gạch ống 4 lỗ dày 80mm, tô trát mỗi bên là 15mm.
Ở trên chính là câu trả lời tường đơn là gì? mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Bên cạnh đó, loại tường gạch này có tác dụng như một tấm phên thực hiện nhiệm vụ bao che, hình thành khung và tường ngăn chia không gian trong nhà nhằm tiết kiệm tối đa diện tích cho gia đình.
Xem thêm: Móng đơn nhà 2 tầng, cấu tạo và thi công móng đơn nhà 2 tầng
Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của tường đơn
Mỗi loại tường gạch đều có những ưu và nhược điểm riêng. Dựa vào các yếu tố đó chủ đầu tư dễ dàng tham khảo và lựa chọn thi công loại tường phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình. Dưới đây là các ưu cũng như nhược điểm tường đơn dành cho bạn.
Ưu điểm tường đơn
Không chỉ cần biết tường đơn là gì? Việc nắm chắc ưu điểm của chúng sẽ giúp bạn có sự lựa chọn tốt hơn cho việc thiết kế thi công ngôi nhà tương lai của mình.
- Tường đơn giúp gia chủ tiết kiệm tối đa diện tích xây tường. Từ đó bạn cũng có thể tận dụng tối đa không gian này đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ.
- Tiết kiệm nguồn chi phí đáng kể cho chủ đầu tư.
- Tiết kiệm tối đa thời gian.
- Khối lượng tường đơn cũng có trọng tải nhẹ, dễ vận chuyển và thi công.
Nhược điểm tường đơn
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời trên, không chỉ tường đơn mà bất kỳ loại tường nào cũng đều có những điểm hạn chế riêng.
- Khả năng chống nóng, cách âm của tường đơn thấp.
- Khả năng chịu tải trọng kém.
- Nếu những công trình nhà ở xung quanh đào móng thì căn nhà xây tường đơn dễ bị sụt lún, sập xệ.
- Tường đơn dễ ngấm nước và nhanh xuống cấp.
Với những ưu điểm và nhược điểm của tường đơn, chúng sẽ chỉ phù hợp với những căn nhà thấp tầng, khối lượng nhẹ và tường bao được các nhà khác che chắn xung quanh.
Nếu gia chủ xác định làm nhà cao tầng thì tốt nhất nên lựa chọn loại tường gạch khác bởi tường đơn sẽ không phù hợp.
Hướng dẫn cách xây tường đơn đúng kỹ thuật
Ngoài việc hiểu tường đơn là gì? Ưu điểm và nhược điểm của chúng ra sao thì cách xây tường đơn cũng cần được chú trọng. Dưới đây là cách xây tường đơn đúng kỹ thuật bạn có thể tham khảo.
- Khi xây dựng cần chú ý đến độ thẳng đứng của tường, tránh để chúng bị nghiêng, lệch hay vặn bởi tường đơn khá mỏng. Loại tường này chỉ dày khoảng 110mm, kết hợp thêm lớp vữa trát 2 bên có thể lên tới 130 – 140mm.
- Đối với tường đơn không bao gồm trát, tiêu chuẩn của 1m2 tường gạch sẽ gồm từ 55 – 70 viên gạch, khoảng 5kg xi măng, 0,02 – 0,04m3 cát. Nếu trát sẽ cần khoảng 12kg xi măng.
- Độ dày của mạch đứng là 10mm, mạch nằm là 12mm nên bạn cũng cần chú ý để tránh làm mạch quá dày hay quá mỏng sẽ làm xô lệch tường.
- Khi thi công, xây cách 4 – 5 hàng gạch cần phải trải lớp lưới thép dọc tường để liên kết các viên gạch với nhau.
- Trước khi xây tường đơn nên ngâm gạch trong nước để gạch không bị hút nước từ vữa. Nhờ đó nâng cao độ bền kết cấu và làm tăng độ kết dính với tường.
- Trường hợp tường bao trong nhà có khung bê tông hoặc cốt thép, bạn có thể sử dụng gạch rỗng nhưng tránh quay ngang để lỗ gạch hướng ra phía ngoài tường. Bởi sau 1 thời gian sử dụng, lớp vữa sẽ giảm chất lượng làm nước ngấm, ảnh hưởng đến công trình nhà ở.
Xem thêm: Xây dựng 1 mét vuông tường bao nhiêu viên gạch
Nên xây tường đơn hay không?
Tường đơn là gì? Chúng ta đã được tìm hiểu rất kỹ ở trên. Vậy có nên xây tường đơn hay không cũng là thắc mắc mà đại đa số chủ đầu tư đều quan tâm.
Từ những ưu điểm, nhược điểm của tường đơn và tùy thuộc vào yếu tố khác như địa thế đất, khí hậu, tình hình xây dựng xung quanh, khả năng tài chính chủ nhà,… và nhiều hạng mục khác mà bạn sẽ lựa chọn được loại tường phù hợp nhất.
Nếu xây dựng biệt thự hay nhà riêng lẻ, gia chủ chỉ nên lựa chọn tường đơn để làm tường ngăn chia các khu vực chức năng trọng nhà hoặc không gian bên trên. Điều này làm giảm bớt tải trọng xuống nền móng và từ đó giúp gia chủ tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể.
Với những công trình nhà ở đặt tại hướng thường xuyên bị hắt mưa nhiều, ở tầng trên gia chủ vẫn có thể lựa chọn xây tường đơn nhưng với điều kiện phải tạo mái mưa, ô văng hoặc ban công để cản bớt lượng mưa hắt vào nhà.
Trường hợp nhà ở sử dụng loại bê tông tốt, cốt thép chắc chắn và xử lý chống thấm đạt hiệu quả cao thì vẫn có thể xây tường đơn tại bất kỳ vị trí nào đều được.
Nhà Đẹp Plus đã chia sẻ đến bạn thông tin tường đơn là gì? Mong rằng những điều chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn đọc.