Vữa tam hợp là gì? Tại sao vật liệu này ngày càng được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà cửa hay các công trình kiến trúc khác. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về loại vữa này nhé.
Mục lục
Vữa tam hợp là gì?
Vữa tam hợp là gì? Vữa tam hợp hay còn được biết đến với tên gọi khác là vữa hỗn hợp hoặc vữa bata, tùy theo cách gọi ở từng địa phương sẽ có tên khác nhau.
Bản chất của loại vật liệu này là vữa vôi hoặc vữa đất sét. Khi nhào trộn vữa, thợ xây hoặc thợ thi công sẽ thêm một lượng xi măng nhất định vào vữa giúp chúng có kết cấu dẻo hơn, thời gian đông cứng được phù hợp.
Để có thể tạo ra một hỗn hợp vữa tam hợp chuẩn nhất, các thành phần gồm vôi, xi măng, cát, nước đều góp phần tạo nên thành phẩm sẽ được trộn theo một tỷ lệ tiêu chuẩn. Các thành phần được hòa trộn đều và cực kỳ nhuyễn thì vữa tam hợp sẽ được đánh giá là chất lượng.
Tiêu chuẩn của vữa tam hợp
Bên cạnh vữa tam hợp là gì, dưới đây sẽ là một số tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của loại vữa này được tốt nhất.
Tiêu chuẩn về tính chất
Vữa tam hợp có tính chất với độ sánh dẻo cao. Chúng thường được ứng dụng để xây nhà hoặc trát tường.
Khi trộn các thành phần tạo nên vữa, vữa sẽ không gặp phải tình trạng quá lỏng hay quá khô. Ngoài ra, thời gian đông cứng của hỗn hợp cũng phải vừa phải, không quá nhanh cũng không quá lâu để tạo nên độ cứng hoàn toàn cho hạng mục thi công.
Bên cạnh những tính chất trên, vữa tam hợp khi thi công cũng cần có khả năng chống thấm, chống ẩm tốt.
Tiêu chuẩn về thể tích, độ giữ nước
Ngoài tiêu chuẩn về tính chất, thể tích vữa tam hợp chuẩn sẽ đạt vào khoảng 1800 – 2000 kg/m3. Thêm vào đó, độ giữ nước của vữa cần đạt hơn 75% là thích hợp.
Ứng dụng thực tế của vữa
Ngoài việc tìm hiểu vữa tam hợp là gì, việc ứng dụng thực tế của chúng cũng là điều nhiều người quan tâm.
Nhờ vào tính chất độ dẻo cao, độ đông cứng vừa phải với khả năng thấm hút tốt. Vữa tam hợp được ứng dụng rất linh hoạt trong một số công trình thực tế như sau:
- Dùng làm lớp chống thấm, chống ẩm cho đại sảnh, sàn nhà.
- Sử dụng vữa tam hợp để trát tường trong các công trình xây dựng.
- Vữa tam hợp dùng để trát tường phòng bếp, phòng kho.
- Sử dụng phổ biến trong các căn phòng đặc biệt, những nơi cần đến tính chống thấm cao.
Tiêu chuẩn các vật liệu sử dụng trộn vữa
Như vừa tìm hiểu vữa tam hợp là gì và các thành phần làm nên chúng, loại vữa này được làm từ xi măng, vôi canxi, cát và nước. Mỗi nguyên vật liệu sử dụng cho vữa cũng cần có những tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- Xi măng đạt tiêu chuẩn của VN như: TCVN 6260: 1997; TCVN 2682:1999; TCVN 6067:1995; TCVN 5691:2000; TCVN 4033:1995.
- Vôi canxi cần đạt theo TCVN 2231:1989. Cùng với đó, vôi nhuyễn cần có trọng lượng thể tích đạt hơn 1400 kg/m3. Và đã được sàng lọc qua sàng 2.5 mm.
- Cát sử dụng cho vữa tam hợp đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 1770:1986.
- Nước sử dụng cần là nước sạch theo đúng tiêu chuẩn TCVN 4506:1987.
Tiêu chuẩn mác vữa tam hợp
Trong quá trình thi công công trình thực tế, vữa tam hợp cần trộn sao cho theo đúng tỷ lệ và tiêu chuẩn mác vữa đã được định sẵn trên bao bì xi măng. Dưới đây là bảng mác vữa giúp bạn cũng như đơn vị thi công dễ dàng hòa trộn được theo tiêu chuẩn.
Phân biệt vữa tam hợp và vữa xi măng
Vữa tam hợp và vữa xi măng khác nhau như nào? Như vừa tìm hiểu vữa tam hợp là gì ở trên, chúng ta đều đã nắm chắc khái niệm về loại vữa này. Vậy vữa xi măng là gì? Cùng theo dõi với chúng tôi nhé.
Vữa xi măng là loại vữa được trộn từ 2 thành phần chính là xi măng và nước. Tuy nhiên, nếu không sử dụng kịp thời, loại vữa này rất dễ đông cứng nên chúng thường được dùng để chống thấm trong các công trình xây dựng.
Để có lớp vữa xi măng đẹp và chất lượng, người thợ cần trộn nhuyễn và đều tay thì lớp tráng sẽ chắc và mịn nhất.
Giữa vữa tam hợp và vữa xi măng, sau khi tìm hiểu ta có thể thấy được vữa tam hợp có tính nổi trội hơn với độ dẻo cao, khả năng chống thấm ổn định.
Những lưu ý để vữa tam hợp được trộn chuẩn nhất
Để chất lượng công trình được đảm bảo chất lượng nhất, không chỉ biết vữa tam hợp là gì mà việc trộn vữa tam hợp đúng chuẩn, đúng yêu cầu kỹ thuật cũng rất quan trọng.
Tính chất vữa cần đảm bảo
Như đã tìm hiểu ở trên, tính chất của vữa tam hợp là nổi bật với độ dẻo rất cao, sánh mịn nên khi trộn các thành phần bạn cần tiến hành trộn theo đúng tỷ lệ tiêu chuẩn.
Khi trát tường hay trần nhà, tránh trộn vữa quá lỏng hay qua khô bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống thấm của công trình.
Để lớp trát đảm bảo chất lượng nhất, bạn cũng cần canh đủ thời gian để có thời gian nghỉ trước khi lớp vữa đông cứng hoàn toàn.
Chú ý đến thể tích và độ giữ nước
Nếu đã tìm hiểu về vữa tam hợp là gì và tiêu chuẩn của vữa tam hợp, khi trộn thành phần tạo nên vữa bạn cũng cần chú ý đến thể tích và độ giữ nước của chúng.
Thể tích chuẩn sẽ là 1800 – 2000 kg/m3 và độ giữ nước vữa tam hợp phải đảm bảo đạt hơn 75%.
Khả năng ứng dụng thực tế
Với tính năng vượt trội như trên, vữa tam hợp được ứng dụng trong các hạng mục công trình khác nhau như làm lớp chống thấm, trát tường,…
Vì lẽ đó, khi trộn vữa tam hợp người thợ cũng sẽ cân nhắc đến việc ứng dụng thực tế để đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt nhất.
Trên đây là câu trả lời vữa tam hợp là gì và những thông tin liên quan đến chúng. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thi công công trình thực tế. Hãy cùng Nhà Đẹp Plus khám phá thêm một số mẫu nhà đẹp ngay phía dưới đây nhé:
https://thietkethicongnhadep.net/mau-nha-cap-4/nha-cap-4-mai-thai/
https://thietkethicongnhadep.net/mau-nha-cap-4/nha-cap-4-4-phong-ngu/
https://thietkethicongnhadep.net/mau-nha-cap-4/nha-cap-4-mai-bang/