Cổng tam quan là gì? Ý nghĩa cổng tam quan trong văn hóa kiến trúc Việt

Trong các công trình kiến trúc tâm linh như đền, chùa, miếu hay lăng mộ,… chắc hẳn bạn đã không cảm thấy quá xa lạ với hình ảnh cổng tam quan. Đây là một trong những hạng mục mang ý nghĩa phong thủy lớn trong thiết kế các công trình tâm linh.

Vậy cổng tam quan là gì? Tại sao hạng mục này lại có ý nghĩa lớn trong văn hóa kiến trúc Việt đến vậy? Cùng Nhà Đẹp Plus tìm hiểu ngay nhé.

Cổng tam quan là gì?

Trước khi tìm hiểu cổng tam quan là gì thì chúng ta cũng nắm chắc khái niệm về từ “tam quan”. Tam quan hiểu đơn giản nghĩa là ba cửa. Cổng tam quan là loại cổng được thiết kế với ba lối đi rộng thoáng phục vụ cho việc qua lại của mọi người khi đến công trình kiến trúc.

cong-tam-quan-la-gi-1
Cổng tam quan là gì?

Lối đi chính của cổng tam quan thường được thiết kế với kích thước lớn nhất, tiếp đó sẽ hai cửa hai bên có kích thước nhỏ hơn. Vách cổng thường được sử dụng chất liệu gỗ, gạch hoặc đá để xây dựng.

Phía trên cổng tam quan thường được lợp mái, hai bên cổng sẽ được tạc câu đối và vị trí nối liền vách và các trụ chính là phần trán cổng. Tại vị trí này chúng sẽ được ứng dụng để ghi tên chùa, đền, hay lăng mộ.

Cổng tam quan bắt nguồn từ đâu?

Bạn đã hiểu hơn về cổng tam quan là gì? Tuy nhiên nguồn gốc của loại cổng này từ đâu, chắc hẳn không phải ai cũng đều biết.

Qua tìm hiểu, có thể nói rằng cổng tam quan đã xuất hiện từ thời vua chúa Việt Nam, cụ là thể là vào thời Nho giáo. Nhà vua đã ra lệnh cho các kiến trúc sư thiết kế, xây dựng cổng có 3 lối đi dựa theo thuyết tam tai, tương ứng cụ thể với chúng như sau:

  • Cổng lớn chính giữa là lối dành dành riêng cho các vị vua chúa.
  • Cổng nhỏ bên phải dành cho các quan võ.
  • Cổng nhỏ bên trái dành cho các quan văn.

Ban đầu, hạng mục này phục vụ dành riêng cho các vị vua chúa, vị quan nên chúng mới có tên là “tam quan”. Cũng nhờ đó, các công trình kiến trúc tâm linh của người Việt từ xưa đến nay đã lựa chọn cổng tam quan để xây dựng nhằm nghênh đón vua chúa, quan lớn ghé thăm.

Phân loại cổng tam quan

Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm cổng tam quan là gì? Việc phân loại chúng cũng rất quan trọng giúp bạn dễ dàng phân biệt được các kiểu dáng của chúng. Hiện nay, cổng tam quan được chia thành 2 loại chính cụ thể như sau.

Cổng tam quan có gác

Cổng tam quan có gác là loại cổng được sử dụng phổ biến nhất tại các công trình tâm linh như đền, chùa, hay các di tích lịch sự,… Phía trên cổng chính được xây dựng thêm một chiếc gác nhỏ để đặt chuông, trống, hoặc khánh,… nhằm phục vụ các nghi lễ của mọi người.

cong-tam-quan-la-gi-10
Cổng tam quan có gác

Bên cạnh đó, tại vị trí này nhiều người còn lựa chọn đặt thêm những bức tượng Phật, vị thần linh trên gác để bày tỏ lòng thành kính đối với bề trên.

Không chỉ đơn giản là 1 tầng gác, các công trình tại nhiều nơi khác nhau được thiết kế khá kỳ công. Họ xây dựng lên đến 2 tầng hoặc 3 tầng bên trên cổng chính vừa tạo nên sự thiêng liêng, tôn nghiêm song cũng mang đến điểm nhấn đặc biệt so với những công trình kiến trúc khác.

Cổng tam quan tứ trụ

Cổng tam quan tứ trụ thường được xây dựng phổ biến ở các tỉnh miền Tây. Kết cấu của loại cổng này cũng khá đơn giản khi sở hữu 4 cột trụ kiên cố, chắc chắn nhất. Hai cột trụ ở giữa thường có chiều cao lớn hơn so với hai cột trụ bên ngoài.

cong-tam-quan-la-gi-8
Cổng tam quan tứ trụ

Tứ trụ sẽ được nối với nhau bằng những thanh xà ngang cách điệu. Nhờ đó, hạng mục này hiện lên nổi bật, ấn tượng hơn rất nhiều. Đặc biệt, trên mỗi cột trụ còn khắc những câu đối mang những tầng lớp nội dung vô cùng ý nghĩa, thiêng liêng.

Ý nghĩa cổng tam quan trong văn hóa kiến trúc Việt

Cổng tam quan xuất hiện phổ biến trong kiến trúc tâm linh Việt từ xưa đến nay. Chính vì thế, mỗi khi đến chùa, miếu,… câu hỏi mà nhiều người thắc mắc chính là cổng tam quan là gì? Không chỉ đơn giản cổng để phục vụ đi lại mà hạng mục này còn mang ý nghĩa, quan niệm lớn mà bạn không nên bỏ qua.

Trong Phật giáo

Trong Phật giáo, cổng tam quan là gì? Cổng tam quan là “hiện thân” đại diện cho cách nhìn của nhà Phật bao gồm: Không quan – Hữu quan – Trung quan.

  • Không quan biểu trưng cho sự vô thường.
  • Hữu quan là biểu trưng cho sắc/ giả.
  • Trung quan là biểu trưng cho sự dung hòa, cân bằng giữa không và sắc.
cong-tam-quan-la-gi-11
Ý nghĩa cổng tam quan trong văn hóa kiến trúc Việt

Ngoài ra, theo triết lý của Phật giáo, cổng tam quan còn liên quan đến ý niệm về “tam giải thoát môn”. Mỗi một cửa sẽ đại diện cho một ý nghĩa khác nhau là vô tác, vô không và vô tướng.

Nếu bạn có thể thấu hiểu trọn vẹn ý nghĩa của ba cửa này thì mới có thể thoát trần, thoát tục. Từ đó rũ bỏ tất cả những sân si, hỉ, nộ, ái, ố để bước vào cõi Niết Bàn.

Trong quan niệm thời xưa

Như vừa tìm hiểu ở trên, cổng tam quan là lối đi chỉ dành cho vua chúa và các vị quan ngày xưa nên nhiều người đã quyết định lựa chọn xây dựng hạng mục này vào các công trình tâm linh của người Việt ta.

Ngày xưa, để phòng khi vua chúa đến thăm người dân có sự nghênh đón trang trọng, tôn nghiêm nhất thì các ngôi làng đã cho xây cổng tam quan ở chùa chiền, điện thờ.

Vào những ngày thường, hai bên tả và hữu của cổng tam quan sẽ được mở cho người dân qua lại. Còn cửa chính thường đóng và chỉ mở vào các dịp lễ lớn hay đón vua chúa về thăm giá lâm.

Bài viết đã chia sẻ đến bạn thông tin cổng tam quan là gì cũng như ý nghĩa của hạng mục này. Mong rằng những điều trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức mới hơn trong kiến trúc tâm linh người Việt.

Xem thêm:

  • https://thietkethicongnhadep.net/mau-biet-thu/biet-thu-4-tang/
  • https://thietkethicongnhadep.net/mau-biet-thu/biet-thu-2-tang/
  • https://thietkethicongnhadep.net/mau-nha-pho/nha-pho-3-tang/

Bài viết liên quan

99+ Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Đẹp Nhất 2024

Mẫu biệt thự đẹp nhất là xu hướng thiết kế nhà ở cao cấp đang được rất nhiều người quan tâm trong thời gian qua....

Bộ sưu tập 07 mẫu nhà biệt thự mini cấp 4 đẹp nhất năm nay

Nhà biệt thự mini cấp 4 là ý tưởng thiết kế dành cho những gia chủ có mong muốn sống trong căn biệt thự sang...

Khám phá 06+ mẫu nhà biệt thự cấp 4 hiện đại đẹp thịnh hành năm 2024

Mẫu nhà biệt thự cấp 4 hiện đại đang trở thành xu hướng thiết kế nổi bật trong năm nay. Những căn nhà này rất...

Khám phá 06 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng mái bằng đẹp hiện đại

Biệt thự 1 tầng mái bằng luôn được giới thượng lưu ưu tiên lựa chọn. Biệt thự là công trình nhà ở cao cấp không...

Tham khảo 05 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng 6 phòng ngủ rộng, tiện nghi

Biệt thự 1 tầng 6 phòng ngủ là phương án thiết kế nhà ở dạng cao cấp dành cho những gia đình có đông thành...

06 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng 4 phòng ngủ rộng rãi, tiện nghi

Biệt thự 1 tầng 4 phòng ngủ là mẫu thiết kế nhà ở được các gia đình có số lượng đông thành viên sinh sống...

Bài viết được quan tâm

Last modified on Tháng Tư 13th, 2024 at 11:49 sáng