Đặt Nhà Vệ Sinh, Hướng Nhà Vệ Sinh Theo Phong Thủy

Phong thủy cho vấn đề đặt nhà vệ sinh, phòng tắm được dựa trên nguyên tắc “tọa hung hướng hung” nghĩa là đặt tại vị trí hung và hướng ra hướng dung của nhà để “Dĩ độc trị độc”. Các bạn có thể xem hướng nhà theo trường phái bát trạch để xác định hướng hung và hướng cát cho nhà mình và bố trí.

Nhà vệ sinh là nơi có hung khí rất mạnh nên được Phái bát trạch bố trí ở nơi xấu nhất trong nhà. Đó là cách “dĩ độc trị độc” để hung gặp hung hóa cát. Theo nguyên lý này khu vệ sinh phải nằm vào vị trí xấu (hung) của ngôi nhà sẽ hợp hơn là đặt vào vị trí tốt. Ngoài ra nhà vệ sinh có một số kiêng kỵ cần chú ý.

Trước hết để xem được vị trí và hướng của nhà vệ sinh chúng ta cần phải xem tuổi của gia chủ cùng với hướng đất. Xác định được vị mặt bằng bố trí nội thất sau đó chúng ta mới tính tới vị trí của nhà vệ sinh và hướng vệ sinh. Tôi xin được chia bài viết này thành 2 phần trong đó phần 1 sẽ là xác định vị trí nhà vệ sinh theo bát trạch của những người tuổi thuộc đông tứ mệnh hoặc tây tứ mệnh. Nhưng trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ vị trí và hướng nhà vệ sinh trước nhé.

Cách xác định hướng nhà vệ sinh

Hướng nhà vệ sinh là hướng cửa hay hướng bồn cầu cầu? Rất nhiều người hiện nay còn chưa nắm được vấn đề này. Và câu trả lời là hướng nhà vệ sinh được xác định theo hướng của bồn cầu như ảnh dưới đây. Vị trí khi các bạn ngồi trên bồn cầu quay mặt ra đâu thì đó được xác định là hướng của nhà vệ sinh. Không phải là hướng cửa như một vài người hiểu nhé.

Cách xác định hướng nhà vệ sinh
Cách xác định hướng nhà vệ sinh

Vị trí và cách tính hướng nhà vệ sinh cho tuổi Đông tứ mệnh

Trong Đông Tứ mệnh chúng ta sẽ chia làm 4 cung trong đó những người có cung là: Khảm (Bắc), Ly (nam), Chấn (Đông), Tốn (Đông Nam). Những người thuộc Đông Tứ Mệnh có 4 hướng là Đông, Nam, Bắc và Đông Nam là 4 hướng đẹp và ngược lại là hướng xấu. Ứng với mỗi tuổi thì các cung sẽ thay đổi nhưng nếu các bạn không quan tâm kĩ tới phong thủy thì chúng ta chỉ cần chú ý tới các hướng này cũng được rồi. Nếu các bạn không biết mình thuộc đông tứ mệnh hay Tây Tứ mệnh các bạn có thể xem bài viết: Cách xem hướng nhà theo Bát Trạch

La bàn Đông tứ mệnh
La bàn Đông tứ mệnh

Đây là là bàn của một tuổi thuộc Đông Tứ mệnh. Các bạn có thể nhìn thấy màu xanh trong la bàn sẽ là cung xấu, vị trí xấu và hướng xấu. Ngược lại màu đỏ sẽ là vị trí tốt và hướng tốt. Áp dụng vào trong cách bố trí nhà vệ sinh thì những người thuộc đông tứ mệnh sẽ đặt vệ sinh tọa các hướng sau: Tọa Tây Bắc, Đông Bắc, Chính Tây và Tây Nam. Tương tự theo nguyên lí đặt vệ sinh thì hướng của nhà vệ sinh cũng phải hướng theo 4 hướng trên là: Hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Chính Tây và Tây Nam

Ví dụ 1: Vệ sinh đặt tại Vị trí Đông Bắc và có hướng ra Chính tây.

Vị trí đặt nhà vệ sinh và hướng nhà vệ sinh tính như thế nào cho tuổi Tây tứ mệnh

Trong tây tứ mệnh chúng ta sẽ có 4 hướng sau thuộc hướng đẹp và vị trí đẹp càn (Tây Bắc), đoài (tây), cấn (Đông Bắc), khôn (Tây Nam). Ngược lại 4 hướng xấu sẽ là Đông, Nam, Bắc và Đông Nam. Như vậy nguyên lí để bố trí nhà vệ sinh là Tọa Hung hướng hung chúng ta sẽ có như sau:

Vị trí đặt nhà vệ sinh tại Đông, Nam, Bắc và Đông Nam và hướng nhà vệ sinh quay ra Đông, Nam, Bắc và Đông Nam.

La bàn Tây Tứ mệnh
La bàn Tây Tứ mệnh

Ví dụ 2: Nếu các bạn thuộc Tây tứ mệnh các bạn nên đặt vị trí nhà vệ sinh tại hướng đông và quay ra chính nam. Khi chúng ta bố trí mặt bằng các bạn lấy la bàn này và đặt vào mặt bằng bố trí nội thất là được nhé. Giống như minh họa dưới đây

Mặt bằng la bàn phong thủy tuổi Tây Tứ trạch
Mặt bằng la bàn phong thủy tuổi Tây Tứ trạch

Một số lưu ý khác khi đặt nhà vệ sinh và hướng nhà vệ sinh

Như phần trên là tôi trình bay theo trường phái bát trạch và phần dưới đây là các lưu ý khi chúng ta sử dụng 24 sơn hướng thời kì Bát vận (2004-2023). Thế nếu các bạn đã trót làm nhà và làm xong rồi thì sao nhỉ? Thực ra tôi thấy có câu: “Đức năng thắng số” là rất đúng, phong thủy chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống của chúng ta mà thôi. Khi các bạn sử dụng phong thủy để mang lại những điều tốt đẹp lại cho mình thì rõ ràng các bạn cũng đã làm tổn hại lợi ích của người khác. Đáng nhẽ thứ này không thuộc về mình nhưng giờ lại thuộc về mình thì có phải là người khác sẽ phải mất đi hay không? Thế nên chúng ta cũng đừng quá quan trọng lắm nhé, chỉ cần sống tốt ắt sẽ có kết quả tốt thôi. Cuộc đời của mỗi con người đều đã được sắp đặt và những cái các bạn muốn thay đổi chỉ có thể thay đổi được rất ít mà thôi. Những người có thể thay đổi được cuộc đời và số phận của người khác người ta sẽ biết cái giá phải trả khi mà làm điều đó cho nên họ sẽ không bao giờ điều đó đâu. Thế nên nếu các bạn đã trót làm sai thì cũng đừng nên để tâm đến nhiều quá, hãy làm tốt công việc của mình, sống sao cho hạnh phúc là được rồi.

1. Phòng tắm hay toilet kị đặt ở Đông Nam và Tây Nam

Ta đã biết trong một căn nhà, góc Đông Nam là cung tài lộc, góc Tây Nam là cung tình duyên và hôn nhân, góc Bắc là cung sự nghiệp. Như vậy, mỗi lần chúng ta tắm hay giật nước bồn cầu là mỗi lần Sinh Khí bị cuốn trôi nếu nhà vệ sinh tọa ở góc đó. Đó cũng có nghĩa là những may mắn, tiền bạc, tình yêu, hạnh phúc gia đình và cả sự nghiệp sẽ bị cuốn trôi theo dòng nước.

Theo phái Bát trạch thì nên đặt nhà vệ sinh ở Tây Bắc hoặc Đông ngôi nhà thì bình an.

Phần cung tài lộc của nhà chúng tôi cũng đã có nhắc đến trong bài viết trước, các bạn chịu khó xem trong bài phong thủy phòng khách

2. Đại kị đặt nhà vệ sinh ở Bắc và Đông Bắc

Theo phong thủy, hung tướng của nhà vệ sinh rất mạnh, đặc biệt khi bố trí nhà vệ sinh ở hướng Đông Bắc (hậu quỷ môn) hay Bắc ngôi nhà. Nhà vệ sinh không nên đặt ở 2 phương Bắc và Đông Bắc: thường khiến nam, nữ chủ nhân mắc bệnh động mạch xơ cứng, gan cứng, mật kết sỏi đi lỵ, đau dạ dày, đại tiện bí, ăn bị trúng độc, khí huyết không lưu thông. Với người già thì sức khỏe càng không tốt.

3. Đại kỵ đặt nhà vệ sinh ở giữa nhà

Theo Hà Đồ lạc thư, trung tâm thuộc Thổ, nhà vệ sinh thuộc Thủy xung khắc nhau. Nhà vệ sinh ở giữa nhà dễ gây mùi ô nhiễm cho các phòng khác trong nhà.

Nếu đặt phòng vệ sinh tại trung cung làm hỏng nội khí của cả căn nhà. Khu vệ sinh ở đây rất khó thông thoáng, đồng thời cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ các công năng khác.

4. Đại kỵ đặt vệ sinh ở cổng, cửa hay đối diện cửa chính.

Nhà vệ sinh không đặt ở phía trước cổng hay cửa ra vào, khi mới đi vào sân hay phòng khách đã thấy nhà vệ sinh là đại kỵ.

Với nam giới thường mắc các bệnh về thận và bàng quang, người thường mệt mỏi, không có tinh thần, trí nhớ suy giảm. Nữ giới thường mắc các bệnh thận, bàng quang, nhẹ thì đau bụng kinh, nặng thì mắc bệnh vặt, nặng hơn nữa là xuất huyết tử cung, hay đẻ non.

5. Nhà vệ sinh đặt ở chỗ chế sát khí là đại lợi

Tùy theo năm tuổi mỗi người có một trạch mệnh (phi cung) tương ứng với nó là trạch nhà cùng tên. Trạch nhà có 8 hướng với 4 hướng cát và 4 hướng hung (xem thêm tại xem hướng nhà theo tuổi). Phái bát trạch chủ chương chọn vị trí xấu hung đặt phòng vệ sinh và hướng bàn cầu quay về cung xấu của gia chủ. Đó là cách “dĩ độc trị độc” để hung gặp hung hóa cát. Theo nguyên lý này đặt khu vệ sinh vào vị trí xấu (hung) của ngôi nhà sẽ hợp hơn là đặt vào vị trí tốt.

Thường thì đặt nhà vệ sinh tại 4 hướng hung: Ngũ quỷ, tuyệt mệnh, họa hại, lục sát

  • Ngũ quỷ thuộc Liêm trinh tinh, trong ngũ hành thuộc hỏa nên tìm cách bố trí nhà vệ sinh ở hướng này để áp chế sát khí của Ngũ quỷ
  • Tuyệt mệnh thuộc Phá tinh quân trong ngũ hành thuộc Kim. Muốn thúc đẩy tài vận thì phải bố trí nhà vệ sinh ở hướng này để trấn áp sát khí.
  • Lục sát thuộc Văn khúc tinh trong ngũ hành thuộc Thủy, theo “bát trạch minh kính”: dùng 10 loại nước xú uế, nền bếp, nhà xí để áp chế phương vị lục sát bản mệnh, cho nên muốn được giàu có phải dùng nhà vệ sinh để trấn áp.
  • Họa hại: Lộc tồn tinh trong ngũ hành thuộc Thổ, nên đặt nhà vệ sinh hướng này chống sát khinh

Ngoài ra Bát trạch còn cho rằng, khi đặt bàn cầu cần lưu ý không để miệng bàn cầu hướng về các cung sát như Thiên y, Sinh khí, Diên niên, Phục vị. Nếu không làm giảm sức khỏe, tài lộc gây bất hòa gia đình.

6. Phòng tắm hay toilet kị quá nhỏ và không có cửa sổ

Có nhiều người suy nghĩ được nhiều điều kiện hay, giải quyết được nhiều vấn đề hoặc có những sáng kiến mới lạ ngay trong giây phút riêng tư trong phòng tắm hay Toilet. Bởi vậy, nếu phòng tắm hay toilet quá nhỏ sẽ giới hạn sinh khí vào nơi này nghĩa là giới hạn sự suy nghĩ và sáng tạo của họ. Nhà vệ sinh không có cửa sổ khó thông thoáng khiến không khí tù túng sẽ khó luân lưu. Khi bị tù hãm, từ sinh khí sẽ thành Ác khí.

7. Nhà vệ sinh kỵ chung với bếp

Dưới góc độ khó học và kiến trúc khi bố trí nhà vệ sinh cần chú ý kiêng kỵ sau:

Tránh đặt cửa phòng vệ sinh trực xung với cửa bếp, bếp thuộc hỏa vào khu có Thủy sẽ gặp xung khắc ngũ hành. Còn vị trí giường ngủ luôn cần tọa cát nên không thể trùng phương vị tọa hung của nhà vệ sinh được.

8. Kỵ đặt chung nhà tắm, rửa mặt và bàn cầu

Tốt nhất là nên đặt nhà vệ sinh tách riêng chúng ra nếu có thể bằng những cách chia cứng như xây tường, làm vách kính hoặc mềm như dùng rèm che, cửa lùa….

Có thể đặt thêm mành chắn, bình phong gỗ hay cây xanh để ngăn tầm nhìn từ cửa chính vào.

Vách ngăn kính phòng tắm
Vách ngăn kính phòng tắm

Nhà vệ sinh chung với nhà bếp các bạn có thể đặt 2 chậu cây cảnh ở cửa nhà vệ sinh để hóa giải

9. Tránh 2 cửa phòng tắm đối diện nhau.

Nhà to thường có nhiều phòng tắm khi các cửa phòng này đối diện nhau, người cư ngụ ở đó thường có cảm giác bệnh tật chạy dọc theo đường trung tâm cơ thể của họ hoặc phải chịu đau đớn của cơ thể và các vấn đề tài chính suy giảm.

10. Nhà vệ sinh kỵ trên nóc phòng khách và phòng ngủ.

Tại các nhà nhiều tầng, nhà vệ sinh không nên đặt trên nóc phòng khách ở tầng dưới, khi các đường ống nước thải bị rò ri trần tường phòng khách ngủ có thể bị ô nhiễm rất khó xử lý.

11. Phòng ngủ không nên bố trí phòng vệ sinh

Tránh làm phòng tắm chung vách hoặc đối diện với phòng ngủ, nếu có đối diện thì nên tránh làm 2 cửa đối diện. Nhưng nếu làm Toilet chung với nó thì tốt nhất nên tránh đi.

Nhìn chung không bố trí đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ. Khi cửa phòng ngủ thẳng với nhà vệ sinh, người trong phòng ngủ có thể mắc bệnh thận, bệnh bàng quang.

Tuy nhiên đây lại là vị trí đào hoa, với người độc thân, ảnh hưởng tương đối ít nhưng với người đã lập gia đình dễ mắc các bệnh thận, bàng quang hay trắc trở về quan hệ vợ chồng.

Vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà ống

Nhà vệ sinh theo quan niệm của mọi người thường được coi là nơi không sạch sẽ, không được bố trí gần các không gian như phòng thờ, phòng khách hay phòng ngủ. Vậy thì trong nhà ống, đâu là vị trí hợp lý để có thể bố trí nhà vệ sinh? Theo Nhà Đẹp Plus thì đó chính là ở phía cuối nhà.

Việc bố trí như vậy còn giúp cho gia chủ tiết kiệm được không gian đồng thời hạn chế bớt ô uế và những luồng không khí xấu độc lan truyền trong không gian. Lưu ý là vị trí này phải tránh đối diện với cửa ra vào hay cửa của các phòng ngủ khác trong ngôi nhà.

Bạn cần phân biệt rõ giữa vị trí cuối hành lang nằm ngang hay ở bên hông. Bởi vị trí cuối hàng lang nhưng nằm ngang được coi là vị trí “lộ xung sát” sẽ gây ra những tổn hại về sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Xem thêm: Mẫu nhà phố 2 tầng

Đặt hướng nhà vệ sinh theo tuổi

Việc lựa chọn cửa nhà vệ sinh quay theo hướng nào, có phù hợp với tuổi của gia chủ không là điều vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần chủ nhà. Nhà Đẹp Plus sẽ gửi đến bạn một số gợi ý dành cho 12 con giáp ứng với những phong mệnh khác nhau.

  • Giáp Tý: Hướng Tây Bắc; Đông Bắc; Tây Nam; Tây 
  • Ất Sửu: Hướng Đông, Đông Nam, Bắc
  • Bính Dần: Hướng Đông, Đông Nam, Nam, Bắc
  • Đinh Mão: Hướng Đông, Đông Nam và Bắc
  • Giáp Thìn: Hướng Tây Nam, Tây, Tây Bắc và Đông Bắc
  • Đinh Tỵ: Hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây
  • Mậu Ngọ: Hướng Bắc, Đông Nam, Đông
  • Nhâm Thân: Hướng Tây Nam, Tây, Tây Bắc và Đông Bắc
  • Tân Mùi: Hướng Đông Nam, Tây Bắc
  • Quý Dậu: Hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây
  • Nhâm Tuất: Hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc
  • Quý Hợi: Hướng Tây Nam, Tây Bắc, Tây, Đông Bắc

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc bố trí đặt nhà vệ sinh theo phong thủy cho gia đình của bạn. Nhà Đẹp Plus rất mong nhận được những đóng góp của bạn đọc để bài viết của chúng tôi thêm đầy đủ hơn. Là một đơn vị thiết kế với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công nhà ở, những mẫu thiết kế của chúng tôi mang đến cho bạn luôn đảm bảo những yêu cầu khắt khe mà gia chủ đưa ra. 

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã đọc.


Bài viết liên quan

Người sinh năm 1982 mệnh gì tuổi gì? Làm nhà năm nào là đẹp nhất? Hướng nào là hợp nhất?

Dưới góc nhìn phong thủy và con mắt của các nhà phong thủy học. Vận mệnh con người khi sinh ra sẽ được định đoạt...

Tuổi 1984 làm nhà năm 2024 có được không?

Để biết được tuổi 1984 làm nhà năm 2024 có được không? Chúng tôi xin mời quý vị cùng đi vào phân tích các yếu...

Xem tuổi Canh Tý 1960 xây nhà năm 2024 cho người sinh năm 1960

Làm nhà là việc quan trọng đối với chủ đầu tư. Trong năm 2024, tùy vào từng tuổi của chủ đầu tư mà bạn sẽ...

Sinh năm 1966 mệnh gì tuổi gì? Xem chi tiết tử vi người sinh năm 1966

Có một câu hỏi “ Sinh năm 1966 mệnh gì tuổi gì, làm nhà năm nào là hợp nhất?” và một câu nói “Đàn ông...

Sinh năm 1961 Tuổi Tân Sửu Xây Nhà Năm 2024 Cần Lưu Ý Những Gì?

Sinh năm 1961 Tuổi tân sửu xây nhà năm 2024 cần lưu ý những gì? cần lưu ý những gì? Có thể nói làm nhà...

Sinh năm 1960 tuổi gì? Bao nhiêu tuổi? Mệnh gì?

Người sinh năm 1960 tuổi gì? Sinh năm 1960 mệnh gì? Bao nhiêu tuổi? Câu trả lời là người sinh năm 1960 thường sẽ gắn...

Bài viết được quan tâm

Comments are closed.

Last modified on Tháng Một 23rd, 2024 at 10:12 sáng