Giằng móng là gì? Những thông tin phổ biến về giằng móng

Trong công trình xây dựng, giằng móng là bộ phận không thể thiếu khi thiết kế thi công nhà ở. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ thuật ngữ này cũng như các thông tin liên quan đến chúng.

Cùng chúng tôi tìm hiểu giằng móng là gì và những thông tin hữu ích về bộ phận này qua bài viết dưới đây nhé.

Giằng móng là gì?

Giằng móng là gì? Đây chắc chắn là điều mà nhiều người thắc mắc. Vậy thì không để bạn chờ lâu hơn nữa, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thuật ngữ này.

giang-mong-la-gi-4
Giằng móng là gì?

Tham khảo thêm:

  • https://thietkethicongnhadep.net/mau-biet-thu/biet-thu-1-tang/
  • https://thietkethicongnhadep.net/mau-nha-pho/nha-pho-5-tang/
  • https://thietkethicongnhadep.net/mau-nha-cap-4/nha-cap-4-mai-thai/

Giằng móng hay còn có tên gọi khác là dầm móng. Đây là kết cấu nằm theo phương ngang của ngôi nhà. Chúng đóng vai trò tạo nên sự liên kết giữa các móng để làm tăng thêm độ vững chắc hơn cho công trình.

Vị trí của giằng móng (hay dầm móng) sẽ phụ thuộc vào vị trí của tường. Nó có thể nằm ở ngoài, giữa hoặc mặt bên trong của cột. Bộ phận này yêu cầu phải được tính toán vô cùng cẩn thận, kỹ càng và tùy theo mỗi công trình phù hợp.

Phân loại giằng móng

Giằng móng là gì chúng ta đã vừa tìm hiểu ở trên. Đây cũng chính là bộ phận được gối lên móng nên về hình dáng, kích thước nó sẽ phụ thuộc vào khoảng cách đối với cột.

Khoảng cách cột tầm 6m thì giằng móng tồn tại ở dạng hình thang và hình chữ nhất. Đây cũng là dạng giằng móng được lựa chọn phổ biến nhất bởi chúng phù hợp với mọi công trình.

Bên cạnh việc phân loại theo hình dáng, giằng móng cũng được chia thành 3 loại cụ thể dưới đây.

Giằng móng đơn

Giằng móng là gì chúng ta đều đã biết, vậy giằng móng đơn thì sao? Giằng móng đơn là loại giằng có cấu tạo hình trụ, được hình thành từ cốt thép dày và đổ bê tông vào bên trong.

giang-mong-la-gi-3
Giằng móng đơn

Phần nền móng và hệ thống giằng được liên kết với nhau rất bền vững, từ đó chúng tạo thành một khối vững chắc và chịu được nhiều sự tác động từ công trình xây dựng.

Bên cạnh đó, giằng móng đơn còn có vai trò làm bộ phận đỡ cho các hệ móng cốc, hạn chế khả năng xảy ra hiện tượng sụt lún.

Giằng móng băng

Sau khi biết được giằng móng là gì, dưới đây sẽ là khái niệm giằng móng băng chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn.

giang-mong-la-gi-7
Giằng móng băng

Giằng móng băng là loại có cấu tạo từ một lớp bê tông có tác dụng lót móng cùng những thanh thép được bố trí hợp lý. Kích thước của chúng thường sẽ rơi vào khoảng 300x700mm.

Đây là loại giằng móng được ứng dụng khá phổ biến trong các công trình kiến trúc bởi chúng có độ tương thích cao, khả năng chống chịu lực tốt, hiệu quả.

Giằng móng bè

Giằng móng bè thường ứng dụng trong các công trình có nền móng yếu để làm tăng khả năng chịu lực được hiệu quả hơn. Cấu tạo của phần bè là một lớp bê tông và được trải rộng khắp công trình.

Kích thước của lớp bê tông bên dưới có độ dày khoảng khoảng 100mm, chiều cao chênh lệch khoảng từ 170 đến 200mm.

giang-mong-la-gi-2
Giằng móng bè

Vai trò của giằng móng trong xây dựng

Không chỉ nắm chắc giằng móng là gì mà việc tìm hiểu về vai trò của chúng cũng rất quan trọng. Bộ phận này đảm nhiệm rất nhiều vai trò tuyệt vời, cụ thể như sau:

  • Làm tăng độ cứng, giảm lực tác động của công trình lên nền móng.
  • Phân bổ đều tải trọng mà nền móng sẽ phải gánh chịu trong quá trình thi công.
  • Hạn chế tối đa sự biến dạng của sàn nhà.
  • Tránh tình trạng xoay và các trường hợp gây lệch tại các điểm nút ở chân cột.
  • Tạo liên kết với nền móng, hình thành hệ thống thống nhất và chặt chẽ, đảm bảo độ bền vững, chắc chắn cho công trình.

Công thức tính giằng móng đơn giản, chính xác

Bên cạnh giằng móng là gì, Nhà Đẹp Plus sẽ chia sẻ đến bạn công thức tính giằng móng để có sự tính toán hợp lý và chính xác nhất.

Nguyên lý tính toán giằng móng

Để có sự tính toán chính xác nhất, bạn cần nắm chắc nguyên lý gồm các yếu tố tác động của giằng trong hệ kết cấu chung. Cụ thể như sau:

  • Tác dụng đỡ tường xây: Bản chất của tường xây mang một sức nặng nhất định nên phần kết cấu cần gánh đỡ bên dưới và cũng cần được tính toán cẩn thận.
  • Tác dụng phân phối mô men chân cột: Cùng với kết cấu móng thì giằng móng cũng phải chịu sự tác động phân phối mô men dựa theo độ cứng.
giang-mong-la-gi-8
Nguyên lý tính toán giằng móng
  • Chịu tác động của lún lệch: Giằng móng chiếm một phần nhỏ trong việc chịu các tác động lún lệch so với toàn bộ kết cấu của phần thân công trình.
  • Tác dụng đẩy nổi của nền đất: Giằng móng sẽ chịu tác dụng đẩy nổi của nền đất. Chúng đóng vai trò như dầm trong hệ sàn.
  • Tác dụng lệch tâm: Móng có thể chịu lệch tâm thiết kế hoặc lệch tâm ngẫu nhiên. Điều này sẽ phụ thuộc vào giằng móng tác động lên chúng.

Công thức tính giằng móng

Giằng móng được tính bởi công thức cụ thể như sau:

R = m(A1/4 .γ.b+B.q+D.c)

Trong đó:

  • b : Chiều rộng của đáy móng
  • q : Tải trọng bên của móng
  • c : Lực dính đơn vị của lớp nền đất
  • A1/4 , B, D : Các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất.
  • m : Hệ số điều kiện làm việc của nền móng đơn

Bên cạnh đó, công thức sẽ được chia làm 2 trường hợp cụ thể:

  • Trong trường hợp tải trọng đúng trọng tâm: Ptb ≤ Rtc
  • Khi tải trọng lệch tâm: Pmax ≤ 1.2 Rtc

Trong đó:

  • Ptb: Áp suất móng trung bình
  • Pmax: Là áp suất móng lớn nhất
  • Rtc: Cường độ tiêu chuẩn của đất nền

Bài viết đã chia sẻ đến bạn giằng móng là gì và những thông tin hay có liên quan đến hạng mục này. Hy vọng những điều chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn đọc.


Bài viết liên quan

99+ Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Đẹp Nhất 2024

Mẫu biệt thự đẹp nhất là xu hướng thiết kế nhà ở cao cấp đang được rất nhiều người quan tâm trong thời gian qua....

Bộ sưu tập 07 mẫu nhà biệt thự mini cấp 4 đẹp nhất năm nay

Nhà biệt thự mini cấp 4 là ý tưởng thiết kế dành cho những gia chủ có mong muốn sống trong căn biệt thự sang...

Khám phá 06+ mẫu nhà biệt thự cấp 4 hiện đại đẹp thịnh hành năm 2024

Mẫu nhà biệt thự cấp 4 hiện đại đang trở thành xu hướng thiết kế nổi bật trong năm nay. Những căn nhà này rất...

Khám phá 06 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng mái bằng đẹp hiện đại

Biệt thự 1 tầng mái bằng luôn được giới thượng lưu ưu tiên lựa chọn. Biệt thự là công trình nhà ở cao cấp không...

Tham khảo 05 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng 6 phòng ngủ rộng, tiện nghi

Biệt thự 1 tầng 6 phòng ngủ là phương án thiết kế nhà ở dạng cao cấp dành cho những gia đình có đông thành...

06 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng 4 phòng ngủ rộng rãi, tiện nghi

Biệt thự 1 tầng 4 phòng ngủ là mẫu thiết kế nhà ở được các gia đình có số lượng đông thành viên sinh sống...

Bài viết được quan tâm

Last modified on Tháng Tư 13th, 2024 at 11:03 sáng