Móng nhà đào sâu bao nhiêu là hợp lý? Cách tính dành cho bạn

Tính móng nhà đào sâu bao nhiêu là một phần quan trọng trong quá trình thi công của bất cứ công trình nào. Để Nhà Đẹp Plus hướng dẫn bạn cách tính chiều sâu hợp lý để xây móng nhà qua bài viết dưới đây nhé.

mong-nha-dao-sau-bao-nhieu
Tính móng nhà đào sâu bao nhiêu là phần quan trọng trong thi công

Chiều sâu của móng nhà được hiểu là như nào

Móng nhà là bộ phận kết nối với những bộ phận chịu lực khác là cột, tường… Bộ phận này chịu trách nhiệm hấp thụ tải trọng của công trình và truyền xuống nền. Phần tiếp xúc giữa nền và móng được gọi là đáy móng, bắt buộc kết cấu của nó phải là bề mặt phẳng không có độ dốc. Từ những điều trên có thể hiểu được rằng chiều sâu của móng nhà là khoảng cách từ nền đến bề mặt đất tự nhiên.

Móng nhà gồm những loại cơ bản nào

Móng nhà nông

Móng nhà xây nông là loại móng xây trên hố đào trần và được lấp lại. Loại móng này có chiều sâu thường từ 2-3m, có những công trình có thể sâu tới 5m. Móng nông thường sử dụng cho những công trình từ 1 đến 4 tầng.

Có một số loại móng nông thường gặp là móng băng, móng đơn và móng bè.

loai-mong-nong-mong-nha-dao-sau-bao-nhieu
Móng nhà nông

Móng nhà sâu

Móng nhà sâu là loại móng khi xây không cần đào hố móng, chỉ cần đào một phần rồi sử dụng thiết bị để đưa móng xuống cho tới khi đạt độ sâu phù hợp với bản thiết kế. Loại móng này thường được sử dụng ở những công trình lớn từ 8 tầng trở lên.

Các loại móng nhà sâu thường gặp là: móng cọc, cọc khoan nhồi, móng giếng chìm, móng giếng chìm hơi ép,…

mong-nha-dao-sau-bao-nhieu-mong-nha-sau
Móng nhà sâu

Tính móng nhà đào sâu bao nhiêu cần dựa trên những cơ sở nào

Cơ sở về điều kiện địa chất

Đây là cơ sở quan trọng nhất, khi thi công cần dựa vào cơ sở này để tính được nên dùng móng gì và móng nhà đào sâu bao nhiêu

  • Đối với những công trình được xây trên địa hình đồi núi với nền đất dốc thì cần sử dụng loại móng sâu, nhưng nếu là nền đất phẳng thì vẫn có thể sử dụng loại móng nông.
  • Đối với những công trình nhỏ thì chỉ cần xem nền đất đó là loại đất gì là đất feralit, đất vườn bình thường hay là đất thổ. Những loại đất này có thể sử dụng được móng nông vì loại móng này phù hợp được với các lớp đất sét vỏ cứng có bề dày đủ lớn (5-7m) phía trên.
  • Còn với các loại đất bùn ao, đất ruộng và đất cát thì cần phải sử dụng loại móng sâu dù là công trình nhỏ 1 tầng để tránh xảy ra trường hợp bị sụt lún hay nghiêng sau một thời gian dài sử dụng.
mong-nha-dao-sau-bao-nhieu-co-so-dia-chat
Cuộc khảo sát điều kiện địa chất

Cơ sở về tính chất, đặc điểm cấu tạo của công trình

  • Những công trình nhỏ hoặc xây nhà từ 1-2 tầng thì nên sử dụng loại móng đơn, còn từ 3-5 tầng thì nên sử dụng loại móng băng.
  • Diện tích của móng phụ thuộc vào diện tích của công trình, diện tích của công trình là 300m2 thì nên sử dụng loại móng băng để bảo đảm an toàn cho nền móng.
  • Đối với những công trình lớn từ 7 tầng trở lên thì nên dùng loại móng khoan hoặc sử dụng móng cọc để có thể chịu được trọng tải của công trình.

Cơ sở về tình hình khí hậu thời tiết tại địa phương

Nên chọn chiều sâu đào móng ở độ sâu hợp lý nếu như thời tiết ở đó mưa ẩm nhiều, dễ có lũ lụt để tránh để tăng chất lượng của móng và đầm nén chặt.

anh-huong-thoi-tiet-mong-nha-dao-sau-bao-nhieu
Mưa ẩm nhiều dễ ảnh hưởng tới nền đất không được chắc chắn

Cơ sở về chiều sâu móng nhà liền kề

Nếu như là đất liền thổ hoặc là các công trình nhà phố, nhà ống thì nên đào móng sâu bằng với móng của nhà liền kề. Chỉ khi đảm bảo được kết cấu của đất dưới chiều sâu chôn móng của nhà liền kề thì có thể đào móng sâu hơn nhà liền kề, nếu không sẽ bị nghiêng và lún sang 1 bên.

Cơ sở về ảnh hưởng của trị số và đặc tính của trọng tải

Nên tăng chiều sâu chôn móng khi trọng tải lớn và khi móng chịu trọng tải lệch tâm thì nên đào đến độ sâu phù hợp để tăng tính ổn định cho móng.

Cơ sở về điều kiện thủy văn trong khu vực

Các mạch nước ngầm hoặc ao hồ trong khu vực thi công hoặc dưới nền móng trong phạm vi của móng là điều kiện thủy văn cần tìm hiểu trước khi làm móng. Cần đào móng cao hơn so với các mạch nước ngầm để tránh phải rút nước khi thi công và giữ nguyên được kết cấu của đất.

Cách tính móng nhà đào sâu bao nhiêu là hợp lý

Chiều sâu móng bắt đầu tính từ đâu

  • Các công trình có trọng tải nhỏ và vừa, chiều sâu móng có thể đặt tại lớp đất thứ 2 hoặc đặt tại vị trí số 1 (LK1) và bổ sung lớp đệm đặt ở lớp đất số 2.
  • Các công trình lớn, chiều sâu móng có thể đặt tại lớp đất số 2 nếu có khả năng chịu được lực tốt hoặc có thể sử dụng móng cọc hạ xuống lớp đất bên dưới tốt hơn.
  • Các công trình nhỏ như 3 tầng trở xuống, chiều sâu móng có thể đặt tại vị trí 1 (LK1) và sử dụng móng nông kết hợp lớp đệm.

Chiều sâu tối thiểu để đào móng

  • Tất cả các công trình sẽ phải có chiều sâu đào móng lớn hơn hoặc bằng 0,5m
  • Lớp đất có khả năng chịu lực tối thiểu 0,3m là lớp đất cần thiết để đặt chiều sâu đào móng.
  • Trong bất kỳ trường hợp nào thì chiều sâu đào móng cũng không nên nhỏ hơn 1/5  chiều cao công trình.

Các công trình thường có móng nhà đào sâu bao nhiêu

Hầu hết các công trình thường có chiều sâu tối thiểu không được nhỏ hơn 0,5m so với cốt đất quy hoạch liền kề. Đế móng của các công trình nên được đặt ở độ sâu 10-15cm nơi đất chịu được lực tốt. Đối với các trường học chiều sâu của móng không nên nhỏ hơn 1/5 chiều cao của công trình.

Không được đặt móng ngay sát cạnh hoặc sâu hơn so với móng hiện có khi xây dựng công trình. Chỉ được đặt khi có các biện pháp an toàn đối với nền đất dưới móng hiện có ở công trình.

mong-nha-dao-sau-bao-nhieu
Chiều sâu móng nhà của các công trình

Chiều sâu đào móng các công trình trọng tải vừa và nhỏ

Đối với công trình vừa và nhỏ thường sử dụng loại móng nông, ngoài ra có thể sử dụng móng chôn sâu, cọc bê tông cốt thép tiết diện nhỏ.

Với công trình có trọng tải lớn thì phụ thuộc vào khả năng chịu lực của đất. Nền đất có thể sử dụng làm chịu lực hoặc cắm cọc vào sâu xuống lớp đất tốt hơn.

Đối với công trình có trọng tải vừa (4-7 tầng) nên sử dụng cọc cát, cọc xi măng cát gia cố nền kết hợp với giằng móng.

Chiều sâu đào móng các công trình trọng tải nhỏ

Công trình xây nhà từ 1-3 tầng nên sử dụng móng nông và đặt móng vào vị trí hố khoan ở độ sâu tối thiểu. Kết hợp với sử dụng lớp đệm thay lớp thực vật bên trên và kiểm tra khả năng chịu lực của lớp đất yếu.

Xây dựng những công trình có tải trọng nhỏ thì nên sử dụng loại móng nông và kết hợp với lớp đệm, có thể sử dụng cọc tre, cừ tràm đóng xuống lớp đất dưới lớp đệm. Khi công trình có tải trọng lớn hơn thì nên dùng cọc bê tông cốt thép hạ xuống lớp đất tốt hơn.

Để xây móng nhà cần bao nhiêu thời gian

Thời gian xây móng nhà nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, diện tích công trình, chất lượng của đất, móng nhà đào sâu bao nhiêu,… Những công trình xây dựng không dùng đến xi măng để đổ móng thì thời gian sẽ nhanh hơn.

Nhưng hiện nay hầu hết mọi công trình đều chọn sử dụng xi măng để đổ móng giúp tăng khả năng chịu lực và độ bền của công trình, dẫn tới việc cần thêm thời gian để xi măng đông cứng và đủ tiêu chuẩn trước khi tháo dỡ cốp pha.

Thường vào thời tiết mùa hè sẽ làm móng đông cứng nhanh hơn nên thời gian sẽ là từ 3-4 tuần, còn với mùa đông thì sẽ lâu hơn.

Xây móng nhà tốn bao nhiêu chi phí

Để tính được chi phí xây móng nhà cần phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp thi công, vật liệu, móng nhà đào sâu bao nhiêu,.. Do đó chi phí sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng phương pháp.

Có 2 phương pháp xây móng nhà là phương pháp thủ công và sử dụng máy:

  • Phương pháp thủ công thường sử dụng khi diện tích thi công hạn chế, nơi đông dân cư không sử dụng được máy xúc. Việc áp dụng phương pháp này sử dụng nhiều sức người và thời gian thi công lâu hơn tùy vào móng nhà đào sâu bao nhiêu nên sẽ mất nhiều chi phí hơn giao động 300.000 VNĐ/m² đến 400.000 VNĐ/m².
mong-nha-dao-sau-bao-nhieu-dao-thu-cong
Đào móng thủ công
  • Phương pháp sử dụng máy sẽ diễn ra nhanh chóng và tốn ít sức người hơn và giá sẽ thay đổi theo diện tích thi công và đi lại
STT Diện tích phần mặt ngõ Diện tích công trình xây dựng Đơn giá thi công
1 >2,5m >40m² 120.000-160.000VNĐ/m³
2 >2,5m <40m² 160.000-200.000VNĐ/m³
3 <2,5m >40m² 250.000-300.000VNĐ/m³
4 <2,5m <40m² 300.000-350.000VNĐ/m³

Mong rằng qua những thông tin trên, Nhà Đẹp Plus hy vọng bạn đã có thể biết được móng nhà đào sâu bao nhiêu là hợp lý với ngôi nhà của bạn và chi phí cần bỏ ra. Ghé qua website Thiết Kế Thi Công Nhà Đẹp Plus để biết nhiều hơn về những mẫu nhà đẹp.

Xem thêm:


Bài viết liên quan

99+ Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Đẹp Nhất 2024

Mẫu biệt thự đẹp nhất là xu hướng thiết kế nhà ở cao cấp đang được rất nhiều người quan tâm trong thời gian qua....

Bộ sưu tập 07 mẫu nhà biệt thự mini cấp 4 đẹp nhất năm nay

Nhà biệt thự mini cấp 4 là ý tưởng thiết kế dành cho những gia chủ có mong muốn sống trong căn biệt thự sang...

Khám phá 06+ mẫu nhà biệt thự cấp 4 hiện đại đẹp thịnh hành năm 2024

Mẫu nhà biệt thự cấp 4 hiện đại đang trở thành xu hướng thiết kế nổi bật trong năm nay. Những căn nhà này rất...

Khám phá 06 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng mái bằng đẹp hiện đại

Biệt thự 1 tầng mái bằng luôn được giới thượng lưu ưu tiên lựa chọn. Biệt thự là công trình nhà ở cao cấp không...

Tham khảo 05 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng 6 phòng ngủ rộng, tiện nghi

Biệt thự 1 tầng 6 phòng ngủ là phương án thiết kế nhà ở dạng cao cấp dành cho những gia đình có đông thành...

06 mẫu thiết kế biệt thự 1 tầng 4 phòng ngủ rộng rãi, tiện nghi

Biệt thự 1 tầng 4 phòng ngủ là mẫu thiết kế nhà ở được các gia đình có số lượng đông thành viên sinh sống...

Bài viết được quan tâm

Last modified on Tháng Ba 28th, 2023 at 8:25 sáng