Hôm nay đi làm được các bác thợ điện nước hỏi là kí hiệu trong bản vẽ điện có nghĩa là gì nên dành chút thời gian viết 1 bài viết về ký hiệu bản vẽ điện trong hồ sơ kĩ thuật để các bác cũng như 500 anh em cùng có thông tin để hiểu và tham khảo nhé.
Bài viết này mình cũng tự tìm hiểu và viết lại theo cách hiểu của mình vì mình không phải chuyên về điện nước nên có gì thiếu sót các bạn có thể thông cảm, rất mong các bạn đóng góp nếu có gì sai thì mình sẽ sửa lại cho phù hợp.
Mục đích của bài viết chính là giúp các bạn cùng tham khảo và chia sẻ để có cái nhìn, cái hiểu sâu nhất hoặc dành cho các bạn không phải chuyên nghành điện nước như mình cùng hiểu và có thể hướng dẫn anh em điện nước cùng làm nhé.
Mục lục
I. Tại sao phải đọc ký hiệu bản vẽ điện trong nhà
Việc tìm hiểu và nắm bắt được những kiến thức cơ bản về ký hiệu bản vẽ nói chung, bản vẽ điện nói tiêng là vô cùng quan trọng. Nó giúp cho chủ nhà có thể giám sát công trình của mình xem đơn vị nhà thầu có thi công đúng tiến độ, kỹ thuật hay không?
Các kí hiệu bản vẽ điện trên mặt bằng nên biết
Đây là một phần rất quan trọng cho bác nào đang làm trong lĩnh vực điện nên tham khảo. Phần kí hiệu bản vẽ điện này các bác có thể tra thêm tại tiêu chuẩn nhà nước: TCVN 185 – 74, mình cũng dẫn nguồn từ đây ra thôi nhé. Trong phần kí hiệu này được chia thành 9 phần mời các bạn cùng xem.
Phần 1: Thiết bị điện, trạm biến áp, nhà máy điện
Phần 2: Bảng, bàn, tủ điện
Phần 3: Thiết bị khởi động, đổi nối
Phần 4: Thiết bị dùng điện
Phần 5: Dụng cụ chiếu sáng
Phần 6: Chiếu sáng ngoài trời
Phần 7: Lưới điện
Phần 8: Các thành phần trong mặt bằng công trình xây dựng
Phần 9: Chữ viết tắt và cách ghi
Chú thích:
- Nếu trong bản vẽ chỉ có một tần số 50 Hz thì không cần ký hiệu tần số.
- Trong lưới điện chiếu sáng bằng dây dẫn, số lượng dây dẫn không cần ký hiệu. Ví dụ: CNN 4 (2 dây dẫn CNN mặt cắt 4 mm2).
- Mã hiệu dây dẫn và cáp, kể cả cách đặt ở mỗi đường dây không cần ký hiệu, nếu nó đã được chỉ rõ trên bản vẽ.
- Nếu trong lý lịch cáp đã kê thì trong mặt bằng chỉ cần ghi mã hiệu.
- Ký hiệu một đường dây khi cần thiết không cần ghi trực tiếp trên đường dây mà ghi tách xa ra:
Phụ lục kích thước các kí hiệu
Nếu bạn nào cần tài liệu thì có thể download file doc tại đây để xem thêm nhé:
II, Cách đọc ký hiệu bản vẽ điện trên dây điện
Trên bản vẽ các ký hiệu điện biểu thị gì có ảnh hưởng rất lớn đến bố cục của bản vẽ cũng như quá trình thi công đường điện cho toàn bộ công trình.
Việc kiến trúc sư hay người dùng không biết đọc ký hiệu điện trong bản vẽ có thể dẫn tới những sai sót, chập cháy, gây nguy hiểm cho tính mạng của gia chủ. Đồng thời, người kiến trúc sư cũng sẽ bị đánh giá là thiếu chuyên môn nghiệp vụ trong công việc.
Tìm hiểu trên bản vẽ các ký hiệu điện còn giúp kiến trúc sư có thể phân biệt được những biểu tượng đơn giản: ký hiệu dây đơn và dây đối hay ký hiệu dây điện 3 pha,…, tiết kiệm thời gian, đảm bảo chất lượng bản vẽ.
Đây là sơ đồ phân phối tủ điện tổng cho cả nhà, trong mẫu này là sơ đồ phần phối điện cho nhà 3 tầng, chúng ta cùng đi từ tổng tới từng tầng nhé, trong bài viết chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp tất cả các thông số có trong tủ điện tổng để các bạn cùng hiểu. Trước tiên chúng ta đọc các kí hiệu trước nhé, có thêm các loại kí hiệu khác không phải là kí hiệu của điện nhưng chúng tôi cũng thêm vào cho các bạn tham khảo.
- MCCB: (moulded case circuit breaker) là aptomat khối, được dùng cắt các mạch lớn có thể tới 80KA (trong điện dân dụng thường được dùng cho aptomat tổng)
- MCB: (Miniature Circuit Bkeaker) là aptomat loại tép, dùng cho ngắt dòng loại nhỏ với tải trọng thấp ( thường dùng cho các tầng) tải trọng lên tới 10KA
- 1P, 2P, 3P: 1 pha, 2 pha, 3 pha
- 20A: Mức tối đa 20 Ampe
- Cu: kí hiệu của đồng (trong bảng nguyên tố hóa học)
- PVC: Polyvinyl chloride: Nhựa pvc
- XLPE: Lớp cách điện giữa các pha của cáp, chất cách điện XLPE (đối với điện 1 pha thì không có cái này, điện 2 pha trở lên sẽ có thêm thông số này)
- DSTA: Double Aluminum tape Armoured: giáp 2 lớp băng nhôm (thường dùng cho cáp 1 lõi)
- E: Tiếp địa
Sau đây sẽ là phần giải thích ý nghĩa của các thông số cho các bạn cùng tham khảo nhé, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn.
- MCB-1p-20a: Aptomat 1 tép, điện 1 pha, công suất cực đại 20 Ampe
- Cu/pvc 2(1×1.5)mm2+e(1×1.5)mm2 – on d16: Dây diện 3 lõi đồng, phủ bên ngoài bằng nhựa PVC, 2 lõi tiết diện 1.5mm2, lõi tiếp địa bằng đồng 1.5mm2
- cu/xlpe/pvc (2×6)mm2+(1×6)mm2 – on d32: Dây diện 3 lõi đồng 2 pha, lớp cách điện giữa các pha là XLPE, 2 lõi tiết diện 6mm2, 1 dây trung tính tiết diện 6mm2
- [c¸p cu/xlpe/dsta/pvc(2×35)+pvc(1×35).e]-mc: Dây đồng 3 lõi 2 pha, lớp cách điện giữa các pha là XLPE, 2 lõi tiết diện 35mm2, 1 lõi tiếp địa tiết diện 35mm2
Trên đây là phần giải thích ý nghĩa của các thông số, các bạn chỉ cần hiểu những cái nhỏ rồi từ đó chúng ta suy luận ra cả cái tổng thể nhé. Các bác thấy có gì không đúng có thể comment góp ý giúp em nhé.
Qua đây, Nhà đẹp đã hướng dẫn đọc ký hiệu dây điện chi tiết cho các bạn. Mong rằng bạn đọc đã hiểu hơn và có những kiến thức cần thiết để phục vụ công việc của mình.
Nhà Đẹp Plus tự tin với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thiết kế và thi công của mình, sẵn sàng mang đến bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Những bản vẽ của chúng tôi sẽ được trao đến tay, đem tới cho gia chủ một không gian sống khoa học, hợp lý, phục vụ mọi nhu cầu về tinh thần và vật chất.
Tham khảo thêm 1 số bài viết khác của chúng tôi dưới đây:
- https://thietkethicongnhadep.net/mau-nha-dep/mau-nha-san-dep/
- https://thietkethicongnhadep.net/mau-biet-thu/biet-thu-2-tang/
- https://thietkethicongnhadep.net/mau-nha-cap-4/nha-cap-4-3-phong-ngu/
- https://thietkethicongnhadep.net/mau-nha-dep/mau-nha-2-tang/
- https://thietkethicongnhadep.net/mau-nha-dep/biet-thu-co-dien/