Nguyên nhân và cách xử lí tường bị nứt, mái bị nứt

Trong 1 tuần mình nhận được 2 thông tin phản hổi của khách hàng về vấn đề tường bị nứt và 1 nhà thì báo là tường bị nứt. Tất nhiên không phải ai cũng là khách hàng của công ty Nhà đẹp. Có điều độc giả hỏi thì chúng tôi cũng tư vấn cho khách hàng mà thôi. Một khách hàng đầu tiên hỏi liên quan tới vấn đề tường bị nứt nhưng đến hiện tại vẫn chưa được xử lí vì công trình đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng được 1 thời gian. 1 khách hàng thì hỏi ngay trong quá trình thi công mà trần bị nứt, đến hiện tại đã được xử lí xong rồi. Và bây giờ mời các bạn cùng chúng tôi đi vào chi tiết để phân tích về vấn đề này nhé.

  • Hiện tượng mái bị nứt
  • Hiện tượng tường bị nứt

Hiện tượng mái bị nứt

Đây là một hiện tượng mà nhìn từ bên ngoài chúng ta có thể thấy trên trần có các vết rạn nứt khe nhỏ, nứt chân chim hoặc nứt theo vệt dài dù to hay nhỏ. Nhất là vào thời điểm vào thu thời tiết khô hanh như thế này mà thi công thì thường dễ bị nứt hơn.

Nguyên nhân mái bị nứt

Nếu mái nhà bị nứt chúng ta cũng đừng quá lo lắng, nếu công trình còn đang trong giai đoạn thi công thì chúng ta sẽ giải quyết sớm hơn. Và Nhà đẹp xin chia sẻ với các bạn một vài nguyên nhân mà mái bị nứt để các bạn có thể tham khảo nhé.

  • Do lớp vữa trát bị nứt
  • Do kết cấu móng bị lún sụt

Do lớp vữa trát bị nứt

Đây là một nguyên nhân mà xảy ra trong quá trình thi công, thông thường hay gặp trong các trường hợp trần đổ bê tông mà lót bằng tôn. Bề mặt sau khi đổ bê tông quá mịn cho nên khả năng bám dính của xi măng với trần là kém. Hiện tượng này chỉ làm cho mái bị nứt các vết nứt dài và nhỏ. Có trường hợp nhà đang tổ chức tân gia thì cả mảng trần trên mái bị rơi vỡ gây ra tai nạn không đáng có.

Phương pháp khắc phục do lớp vữa trát bị nứt

Để khắc phục tình trạng này chúng ta cần phải róc hết lớp vữa trát trên trần và trát lại. Trước khi trát lại các bạn nên tạo bề mặt xù xì cho phần trần để tạo khả năng bám dính hoặc các bạn có thể bắn gai bằng cách trộn xi măng với cát theo tỉ lệ 2:1 và vẩy lên trần sau khoảng 1 ngày chúng ta có thể trát. Ngoài ra chúng ta cũng có thể khứa các vết cắt trên bề mặt trần để tạo độ bám dính cho trần và xi măng. Đối với thời tiết vào cuối thu như hiện tại thì việc trát không có khả năng bám dính thường gặp vì thời tiết khô hanh cho nên khi trát lên phần vữa xi măng bị rút nước rất nhanh không tạo được khả năng bám dính. Vì thế các bạn có thể bơm nước lên trần để tránh tính trạng bị khô quá khi thi công.

Do kết cấu móng bị lún sụt

Khác với phần mái bị nứt do lớp vữa thì phần nứt do kết cấu bị lún sụt thường sẽ khó xử lí hơn. Trường hợp này cũng có do khi thi công chúng ta không đánh giá được chính xác được nền đất hoặc không khoan khảo sát địa chất để thi công. Chính vì nguyên nhân đó khi mà các bạn thi công làm phần móng không phù hợp dẫn tới tình trạng nghiêng và lún. Đối với trường hợp này chúng ta cần theo dõi thêm và gia cố thêm phần móng. Tuy nhiên phần gia cố này cũng rất khó vì chúng ta cũng không thể tính chính xác được, lún là do lún đều cả phần móng và phần cột nếu các bạn tăng bề mặt của đế móng thì phương pháp thi công là rất khó. Với trường hợp này chúng ta có thể sử dụng keo expoxy để bơm vào các vết nứt để vá các vết nứt và trát lại trần mà thôi.

Nguyên nhân tường bị nứt
Nguyên nhân tường bị nứt

Hiện tượng tường bị nứt

Tương tự như hiện tượng mái bị nứt, tường nứt cũng có 2 nguyên nhân trên tuy nhiên thường sẽ là do nguyên nhân kết cấu của nhà. Trước đây khi mà thiết kế còn chưa phát triển hầu như các gia chủ đều xây nhà theo kinh nghiệm của thợ. Chính vì thế nên thường dẫn tới tình trạng bị nứt tường là thường gặp. Nhất là đối các kiểu nhà phố thì hiện tượng nứt sẽ thường nhiều hơn, nguyên nhân chính là thợ làm bằng kinh nghiệm nên kết cấu không chuẩn. Tôi cũng đã có nhiều lần nhìn thợ địa phương thi công và đào móng, tuy nhiên thường làm móng đều bằng nhau theo tất cả các phương. Tuy nhiên nhà phố thì phương ngang mới là phương chính nhưng thường lại được bố trí với bề rộng của móng bằng với phương dọc. Đây là một phương pháp sai và cũng đã được truyền từ trước đến nay vẫn còn.

  • Tường bị nứt, tách giữa cột bê tông cốt thép và tường xây
  • Tường bị nứt giữa lớp tường xây và dầm mái
  • Tường bị nứt ở các vết cắt đường ống nước, đường điện

Phương pháp xử lí tường bị nứt

Trường hợp tường bị nứt: tách giữa cột có thể là do khi đổ cột không có râu thép liên kết giữa tường cột bê tông và tường xây. Để khắc phục tình trạng tách giữa tường và cột các bạn có thể róc vữa ra và mua lưới mắt cáo hoặc lưới trát tường đóng vào và trát lại như bình thường. Lí do giữa tường và cột bị tách chính là hệ số co giãn của tường gạch và bê tông khác nhau. Khi nhiệt độ tác động hoặc có sự thay đổi thời tiết đột ngột vào mùa thu thì hiện tượng này sẽ thường xuất hiện hơn. Vì ban ngày có thể trời rất nắng nhưng về đêm lại lạnh rất nhanh cho nên dẫn tới hiện tượng co ngót đột ngột và bị tách.

Lưới trát tường
Lưới trát tường

Tường bị nứt giữa lớp tường xây và dầm mái: Đây là hiện tượng ít gặp hơn và chỉ gặp khi mà chúng ta dựng khung bê tông và xây gạch chèn sau. Hiện tượng của vấn đề là tường bị nứt giữa lớp giao dầm mái và tường xây ngay tại cổ trần. Lí do của hiện tượng này là các bạn xây tường chèn nhưng không chèn chắc và có thể chèn rất nhiều bằng vữa xây. Mà vữa lại có hệ số giãn nở cao cho nên rất dễ co ngót theo thời tiết. Chính vì nguyên nhân trên mà dẫn tới tình trạng bị nứt. Các xử lí cũng giống như phương án trên là sử dụng lưới trát tường để xử lí

Tường bị nứt ở các vết cắt đường ống nước, đường điện: Đây cũng là hiện tượng ít gặp trên thị trường đơn giản vì các vết cắt của đường ống nước, đường điện nhỏ. Để xử lí hiện tượng này các bạn cũng có thể sử dụng lưới trát tường để trát lại nhé.

Để giải quyết được vấn đề này chúng ta cũng không có nhiều biện pháp trừ khi phải can thiệp vào kết cấu của nhà. Tất nhiên hiện tượng tường bị nứt ít sẽ không nguy hiểm, không ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng con người nhưng lại gây ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của chúng ta.

Tường nứt có thể dẫn tới thấm dột, ẩm mốc cho nên do nước mưa lọt vào khe nứt và thấm vào trong dẫn tới tình trạng bị ẩm và mốc

Tuổi thọ công trình giảm khi phần kết cấu của nhà bị sụt lún không đều, vượt khoảng sai số cho phép

Để khắc phục tường bị nứt nhiều các bạn có thể sử dụng keo để bơm lấp đầy các khe nứt và trát lại, tuy nhiên nếu lún quá nhiều chúng ta có thể theo dõi và khắc phục sau.

Trên đây là phần chia sẻ kinh nghiệm của mình về các hiện tượng tường bị nứt và mái bị nứt để các bạn cùng tham khảo. Việc nứt tường có rất nhiều hiện tượng và nguyên nhân chính vì thế các bạn cũng không nên quá lo lắng và sốt ruột. Chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân để xử lí cho phù hợp nhé.

Tham khảo thêm:


Bài viết liên quan

Cách tính độ dốc trong xây dựng, cách tính độ dốc mái ngói

Chào các bạn, khi đi thi công trong công trình xây dựng mình gặp được 1 vấn đề chính là cách hiểu của các bác...

Xây tường 1m vuông bao nhiêu viên gạch?

Chào các bạn, câu hỏi về 1m2 tường xây hết bao nhiêu viên gạch thoạt đầu nghe có vẻ khá đơn giản. Thực ra vấn đề...

Phòng ngủ master là gì? 9 nguyên tắc khi bố trí nội thất phòng ngủ năm 2022

Phòng ngủ master là gì? Phòng ngủ như thế nào là phòng ngủ master? Tại sao cần bố trí nội thất phòng ngủ. Tham khảo...

Hướng dẫn cách tính giá xây nhà mới nhất

Chào các bạn, để có được một bài viết hướng dẫn về cách tính giá xây nhà có lẽ sẽ là một bài viết với...

Một số cách chống thấm trần nhà, dột trần nhà hiện nay

Cách chống thấm trần nhà là một trong những vấn đề khiến nhiều gia đình đau đầu mỗi khi tới mùa mưa. Trần nhà bị...

“Cải tạo phong cách sống” nhờ phối màu sơn nhà đẹp cho tổ ấm

Con người đang ngày ngày làm việc giúp cuộc sống tốt đẹp hơn bởi chỉ có lao động hiệu quả mới tạo ra thành quả...

Bài viết được quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Last modified on Tháng Chín 3rd, 2023 at 10:20 chiều