Các cách chống nồm cho nền nhà hiệu quả

Tình trạng nhà bị nồm là thường xuyên gặp phải tại các vùng nông thôn. Quy trình chống nồm bằng xỉ là rất cần thiết để xử lí hiện tượng nồm thường gặp này. Nguyên nhân chính của vấn đề này chính là vào mùa lạnh và độ ẩm không khí cao sinh ra. Tôi có nhớ rằng ngày còn đi học cấp 3 thường nhìn thấy tình trạng này ở nhà, nhà hàng xóm, bạn bè và đôi khi còn thấy cả ở trên lớp học. Và bây giờ xin mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo qua cách chống nồm bằng xỉ than này nhé.

Nếu các bạn muốn tham khảo kĩ hơn chúng ta có thể tham khảo: Tiêu chuẩn chống nồm TCVN 9359:2012

Hiện tượng nền nhà bị nồm

Hiện tượng chung của vấn đề là chúng ta có thể thấy phần sàn nhà thường có nước, hoặc tường có độ ẩm cao. Trong nhiều trường hợp các bạn có thể thấy nền nhà hoặc tường có nước đôi khi còn chảy thành dòng, đi lại rất khó chịu.

cac-cach-chong-nom-cho-nen-nha
Nền nhà bị nồm gây khó chịu cho gia chủ

Nguyên nhân của nền nhà bị nồm

Nguyên nhân chính của vấn đề là hơi nước (độ ẩm) trong không khí cao, nền lại có nhiệt độ thấp nên độ ẩm trong không khí tiếp xúc với nền nhà bị ngưng tụ thành nước. Giống như khi các bạn sử dụng tủ lạnh thì trong vài trường hợp các bạn thấy nước ngưng tụ ở cánh hoặc ngưng tụ tại hai bên tủ lạnh.

Hiện tượng nồm thường gặp tại các vùng nông thôn, nguyên nhân chính là do tại các vùng nông thôn cửa được thiết kế không kín, có nhiều lỗ hổng nên không khí vào trong nhà nhiều nên bị nồm nhiều. Đối với các nhà sử dụng điều hòa, máy sấy trong nhà thì sẽ không có tình trạng nồm.

nguyen-nhan-nha-bi-nom
Nguyên nhân khiến cho nền nhà của bạn bị nồm là gì?

Nguyên tắc các cách chống nồm cho nền nhà

Để chống nồm cho nền nhà chúng ta có 2 biện pháp chống nồm như sau:

  • Cấu tạo lớp nền hợp lí: Từ nguyên nhân của vấn đề chúng ta có thể thấy rằng để nền nhà không bị nồm chúng ta cần có một lớp sàn phù hợp để nhiệt độ trên bề mặt của sàn nhà không thấp hơn độ ẩm trong không khí. Hay nhiệt độ nền phải cao hơn độ ẩm, các điểm sương trong không khí.
  • Dùng biện pháp cưỡng bức: Hạ thấp nhiệt độ của không khí, điểm sương thấp hơn so với nền nhà. Hoặc các bạn cũng có thể tăng nhiệt độ của nền nhà bằng các biện pháp như dùng máy sấy, điều hòa… Cách mà ngày xưa tôi hay dùng nhất chính là lau nhà bằng nước nóng, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời mà thôi. Sau một lúc hoặc trong vài tiếng thì nền nhà vẫn bị nồm.

Các cách chống nồm hiệu quả cho nền nhà

Với 2 nguyên tắc mà chúng tôi đã đề xuất, chúng ta có thể sử dụng biện pháp cho phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình mình. Trong bài viết này tôi sẽ đề cập tới cách cấu tạo lớp nền nhà hợp lí nhất.

Cách 1: Cách nhiệt nền nhà bằng lớp xỉ than dạng hạt

Nguyên lí của mẫu cách nhiệt nền nhà này chính là để cho nhiệt độ ở dưới không truyền lên bề mặt nền nhà mà thôi.

Cách nhiệt nền nhà bằng xỉ than
Cách nhiệt nền nhà bằng xỉ than

Các bạn có thể thấy cấu tạo của lớp nền này gồm 5 lớp như sau:

  • Lớp số 1: Gạch men lát nền độ dày 15mm, miết mạch bằng xi măng
  • Lớp số 2: Lớp vữa lót lát nền nhà độ dày 25-30mm
  • Lớp số 3: Xỉ lò dạng hạt có độ dày 200mm
  • Lớp số 4: Màng cách nước giấy dầu hoặc xi măng cát vàng dày 20mm
  • Lớp số 5: Bê tông gạch vỡ mác 100

Cách 2: Cách nhiệt nền nhà bằng lớp không khí

Về nguyên lí chúng ta cũng dựa vào nguyên lí không cho nhiệt độ lạnh truyền lên bề mặt nền nhà. Trong biện pháp này chúng ta dùng vật liệu cách nhiệt bằng lớp không khí cách nhiệt

Cách nhiệt bằng không khí
Cách nhiệt bằng không khí

Các lớp nền cấu tạo như sau:

  • Lớp số 1: Tấm lát bê tông lưới thép hoặc bất kì vật liệu nào tương tự có lớp đệm không khí.
  • Lớp số 2: Không khí kín độ dày 20mm
  • Lớp số 3: Vữa xi măng cát vàng dày 20mm
  • Lớp số 4 và 5: Bê tông gạch vỡ dày 100mm

Cách 3: Lát nền nhà bằng gỗ kín tạo các khoảng đệm cách nhiệt bằng không khí

Về nguyên tắc chúng ta chỉ cần có được một lớp cách nhiệt dưới nền để giảm việc cho nền nhà bị lạnh thì sẽ giảm được hiện tượng tồm này mà thôi.

Lát nền nhà bằng gỗ kín
Lát nền nhà bằng gỗ kín
  • Lớp số 1: Lát nền bằng sàn gỗ công nghiệp hoặc sàn gỗ tự nhiên dày 8-12mm
  • Lớp số 2: Lớp đệm không khí ngăn chặn việc truyền nhiệt từ dưới đất lên mặt nền có độ dày 20mm
  • Lớp số 3: Vữa xi măng cát vàng tạo độ phẳng để lát nền dày 20mm
  • Lớp số 4: Bê tông gạch vỡ mác 100 dày 100mm

Cách 4: Cách nhiệt nền nhà bằng lớp xốp Polystyrene (EPS)

Trong biện pháp này chúng ta thường thấy được sử dụng cho các kiểu lát sàn nhà bằng gỗ tuy nhiên lớp xốp cách nhiệt này chúng ta yêu cầu có độ dày cao hơn.

Cách nhiệt nền nhà bằng xốp Polystyrene
Cách nhiệt nền nhà bằng xốp Polystyrene
  • Lớp 1: Gạch men sứ dày 7mm miết mạch bằng xi măng
  • Lớp 2: Lớp keo dán hoặc sơn bitum cao su không pha xăng dầu
  • Lớp 3: Lớp vật liệu xốp Polystyrene (EPS) cường độ cao dày 25mm
  • Lớp 4: Lớp chống thấm nước bằng giấy dầu, sơn bitum cao su hoặc vữa xi măng cát vàng dày 10-20mm
  • Lớp 5: Bê tông gạch vỡ mác 100

Cách 5: Lát nền nhà có gạch gốm bọt, có 2 lớp cách nước bằng màng cao su

Về nguyên lí lớp gạch gốm này có lỗ và có tác dụng là các lớp đệm không khí ngăn cách nhiệt mà thôi. Vì không khí có khả năng truyền nhiệt kém hơn tất cả các vật liệu nặng trong xây dựng.

Lát nền nhà có lớp gạch gốm
Lát nền nhà có lớp gạch gốm
  • Lớp 1: Gạch lát nền dày 10mm
  • Lớp 2: Gạch gốm bọt được dán liền với gạch men bằng xi măng hoặc lớp cao su
  • Lớp 3: Vữa xi măng cát vàng dày 20mm
  • Lớp 4: Bê tông gạch vỡ dày 100mm

Như vậy là tôi đã trình bày cho các bạn 5 cách để các bạn có thể xử lí được vấn đề chống nồm cho nền nhà của mình. Nếu các bạn đã làm nhà rồi chúng ta có thể sử dụng các biện pháp cưỡng bức. Còn nếu chưa chúng ta có thể áp dụng 1 trong 5 cách chống nồm này nhé.

Chỉ cần các bạn hiểu được bản chất của vấn đề thì chúng ta có thể ứng dụng trong thực tế mà không cần làm theo máy móc như tôi đã hướng dẫn trên. Về nguyên lí chúng ta chỉ cần làm cho nhiệt ở dưới đất không truyền lên trên là coi như đã xử lí xong được vấn đề rồi. Các bạn có thắc mắc gì về các cách chống nồm hiệu quả cho nền nhà có thể để lại bình luận tôi sẽ giải đáp cho các bạn nhé.

Hãy tìm đến những đơn vị thiết kế, thi công và cải tạo nhà chất lượng cao như Nhà Đẹp Plus để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Tham khảo thêm một số bài viết khác của chúng tôi dưới đây:


Bài viết liên quan

Cách tính độ dốc trong xây dựng, cách tính độ dốc mái ngói

Chào các bạn, khi đi thi công trong công trình xây dựng mình gặp được 1 vấn đề chính là cách hiểu của các bác...

Xây tường 1m vuông bao nhiêu viên gạch?

Chào các bạn, câu hỏi về 1m2 tường xây hết bao nhiêu viên gạch thoạt đầu nghe có vẻ khá đơn giản. Thực ra vấn đề...

Phòng ngủ master là gì? 9 nguyên tắc khi bố trí nội thất phòng ngủ năm 2022

Phòng ngủ master là gì? Phòng ngủ như thế nào là phòng ngủ master? Tại sao cần bố trí nội thất phòng ngủ. Tham khảo...

Hướng dẫn cách tính giá xây nhà mới nhất

Chào các bạn, để có được một bài viết hướng dẫn về cách tính giá xây nhà có lẽ sẽ là một bài viết với...

Một số cách chống thấm trần nhà, dột trần nhà hiện nay

Cách chống thấm trần nhà là một trong những vấn đề khiến nhiều gia đình đau đầu mỗi khi tới mùa mưa. Trần nhà bị...

“Cải tạo phong cách sống” nhờ phối màu sơn nhà đẹp cho tổ ấm

Con người đang ngày ngày làm việc giúp cuộc sống tốt đẹp hơn bởi chỉ có lao động hiệu quả mới tạo ra thành quả...

Bài viết được quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Last modified on Tháng Chín 3rd, 2023 at 10:20 chiều