Trong những năm gần đây các mẫu nhà ở Việt Nam đang có sự thay đổi khá rõ nét từ cấu trúc, màu sắc, kiểu dáng. Đặc biệt với sự du nhập của mẫu mái thái chúng ta càng có thêm nhiều lựa chọn hơn cho căn nhà của mình. Từ nhà cấp 4, biệt thự cho đến nhà phố đâu đâu bạn cũng có thể bắt gặp mẫu nhà mái thái xuất hiện. Không chỉ có tính thẩm mỹ, nhà mái thái còn có khả năng chống nóng, chống thấm và chống ồn rất cao. Tuy nhiên căn nhà của bạn sẽ không thể có những tính năng như vậy nếu như không đầu tư thời gian và công sức cho nó. Bài viết “Chi tiết về cách thi công mái cho mẫu nhà thái 2 tầng hiện đại” sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết riêng về mẫu nhà mái thái 2 tầng, giúp bạn bổ sung thêm kiến thức phục vụ cho quá trình xây nhà của mình.
Mục lục
Chọn ngói lợp mái cho mẫu nhà thái 2 tầng
Trong quá trình lựa chọn mái lợp nhà, rất nhiều người băn khoăn hỏi Nhà đẹp rằng nên chọn ngói đất nung hay ngói màu. Và câu trả lời nằm ở điều kiện kinh tế của bạn cũng như tính thẩm mỹ bạn muốn xây dựng cho căn nhà. Cả hai loại ngói đất nung và ngói màu đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Tham khảo thêm:
Mái ngói đất nung là loại ngói truyền thống, có từ rất lâu đời nhưng hiện nay vẫn được nhiều người dân sử dụng vì nét đẹp giản dị, hoài cổ. Để tăng thêm tính thẩm mỹ hiện nay người ta phủ thêm lớp men bảo vệ lên bề mặt ngói để tạo độ bóng đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ cho mái. Mái ngói đất nung được chia thành rất nhiều loại, bao gồm cả ngói nội và ngoại nhập. Với ngói nội bạn có thể lựa chọn loại ngói có mũi hài, ngói vảy cá, ngói mắt rồng, ngói mũi lá,… Còn với ngói tây thì có các loại như ngói 20, ngói 22,… Tuy cách gọi khác nhau nhưng về cơ bản chúng đều có chung những đặc điểm của loại ngói đất nung truyền thống.
Ngói màu là loại ngói làm bằng xi măng hoặc gốm, có quy tắc lợp từ 9-10 viên/m2. Trên bề mặt được phủ một lớp sơn màu. So với mái đất nung bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn màu sắc hơn như màu xanh lục, màu xanh lá, màu nâu, màu đen,… Do tính thẩm mỹ, hợp phong thủy thích hợp với những căn nhà phố, biệt thự hiện đại nên được rất nhiều người lựa chọn. Ngoài ra ngói được sản xuất theo công nghệ ép nguội theo dây chuyền nên đảm bảo không cong vênh và đảm bảo về kích thước cũng như mọi thông số về mặt kĩ thuật. Thêm một yếu tố nữa khiến bạn không thể không lựa chọn loại mái này đó chính là có thêm nhiều phụ kiện như cuối nóc, cuối rìa,… sẽ làm cho tổng thể mái đẹp và sang trọng hơn, giúp cho căn nhà của bạn có sự biến hóa đa dạng. Tuy nhiên nhược điểm của ngói màu là độ bền màu không cao.
Tiêu chuẩn độ dốc của mái
Độ dốc của mái sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến tính thẩm mỹ cho toàn bộ căn nhà. Mái cao quá hoặc thấp quá sẽ tạo nên sự chênh lệch, thiếu thẩm mỹ. Thông thường mái thái sẽ có độ dốc từ 30-40 độ. Không chỉ có tác dụng che nắng, che mưa, mái có độ dốc phù hợp còn giúp cho nước mưa thoát xuống một cách dễ dàng và nhanh chóng, không gây hiện tượng tồn đọng nước trên mái giống như mái bằng.
Công thức tính độ dốc mái cho mẫu nhà thái 2 tầng như sau: i = h/2L
(Trong đó L là độ rộng của mái, h là chiều cao của mái thái, i là độ dốc mái thái)
Với công thức này chúng ta có mức tiêu chuẩn về độ dốc với từng mẫu mái như sau:
- Đối với các loại ngói âm dương: độ dốc là 40% tương đương góc 25 độ.
- Đối với ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy rồng, ngói mũi: độ dốc từ 35 độ đến 60 độ.
- Độ dốc của mái tôn sẽ thấp hơn các độ dốc của mái ngói.
Cách lợp mái thái chuẩn kĩ thuật
Sau khi đã lựa chọn loại ngói tốt, tính toán mọi thông số kĩ thuật bạn sẽ bắt tay vào quá trình lợp ngói. Quá trình này sẽ diễn ra với 5 công đoạn như sau:
Bước 1: Quyết định độ dốc của mái
Bước 2: Xác định khoảng cách các mè:
+ Hàng mè đầu tiên: 35cm
+ Hai hàng mè đỉnh mái: 4-6cm
+ Các thanh mè ở giữa: Tính toán và phân chia đều các khoảng từ 32 – 34 cm và không vượt quá 34cm
Bước 3: Quan sát mái phải vuông góc với nhau và độ chênh lệch giữa các thanh mè trên một mặt phẳng mái phải nhỏ hơn 5 mm.
Bước 4: Tiến hành lợp mái:
- Đầu tiên lợp ngói chính chữ công xen kẽ theo kiểu lợp ngói âm dương
- Lợp từ phải sang trái, viên ngói đầu tiên cách 3cm từ mép ngoài tấm ván hông
- Áp sát các viên ngói với nhau và 10 viên ngói thì dùng dây căng dọc theo mái để đảm bảo các viên ngói được lợp thẳng hàng
- Cố định viên ngói vào thanh mè bằng vít thép 6cm, chú ý cách 1 hàng để ngói được chắc chắn
Bước 5: Lợp ngói rìa, ngói nóc theo các bước:
- Đầu tiên, 1 cạnh ngói rìa phải ốp sát vào sắt hộp hoặc tấm ván hông 3×6 cm. Cạnh còn lại lắp ôm sát vào sóng dương ngói chính. Ngói rìa phải sát với đuôi các hàng ngói lợp bên trên.
- Cố định ngói rìa vào tấm ván hông bằng sắt hộp 3x6m bằng 2 vít thép 6m, đảm bảo rằng khi mưa to gió lớn đến cỡ nào thì mái sẽ không bị bung, bay.
- Lắp đặt ngói nóc bằng hệ thống tấm lợp thay vữa dẻo khô hoặc vữa CPAC Monier để liên lết các mảnh ngói với nhau.
- Mạch hồ vữa phải đều và cao khoảng 2,5cm tính từ sóng dương ngói chính. Chỉ nên sơn lại các mặt hồ, vết cắt và tuyệt đối không sơn lại màu ngói sẽ làm mất đi nét đẹp tự nhiên và tính thẩm mỹ của căn nhà nếu sơn không cẩn thận.
- Lắp đặt ngói nóc cần ghép sát với nhau, thẳng hàng. Cần hết sức cẩn thận không làm ngói bị vỡ, bục để tránh hiện tượng nhà sẽ bị dột mỗi khi trời mưa to.
Chắc hẳn đến đây bạn đã có những hình dung rõ nét về cách lợp mái thái cho mẫu nhà thái 2 tầng. Mỗi công đoạn của căn nhà đòi hỏi bạn phải có sự đầu tư, chăm chút đến từng chi tiết mới tạo nên được một tổng thể hoàn hảo. Nếu bạn còn gặp bất kì khó khăn nào trong quá trình thiết kế và thi công nhà ở hãy liên lạc ngay với Nhà đẹp để nhận được hỗ trợ tốt nhất nhé.