Xây nhà 2 tầng móng đơn, móng cọc hay móng băng, móng bè là khó khăn của rất nhiều hộ gia đình do không biết lựa chọn loại móng nào tốt. Trong phạm vi bài viết Nhà đẹp không thể phân tích cho bạn toàn bộ cấu tạo, đặc điểm và cách thi công của cả 4 loại móng nhà nên chúng tôi sẽ phân chia thành các bài viết nhỏ, giúp bạn có cái nhìn chi tiết nhất. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về móng đơn nhà 2 tầng. Hãy cùng theo dõi bài viết và chờ đợi những bài tiếp theo trong chuyên mục thi công nhà ở này nhé!
Mục lục
Móng đơn là gì
Móng đơn khác với móng băng là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Tuy nhiên sức chịu lực của móng không cao nên nó chỉ được sử dụng cho các công trình có trong tải vừa và nhỏ như nhà cấp 1, nhà 2 tầng, nhà phố 3 tầng,…
Móng đơn được thiết kế đơn lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn hoặc 8 cạnh. Tùy thuộc vào mục đích của chủ nhà mà móng có thể kết hợp, có thể móng mềm, móng cứng. Không chỉ dùng trong xây dựng đơn lẻ, móng đơn còn được dùng trong việc cải tạo nhà ở hiện nay.
Tại sao nên lựa chọn móng đơn nhà 2 tầng
Nếu bạn đang băn khoăn muốn lựa chọn mẫu móng nhà 2 tầng tiết kiệm thì hãy để chúng tôi gửi đến bạn thiết kế móng đơn quen thuộc, được nhiều gia chủ ưu tiên lựa chọn. Ưu điểm của loại móng này đó chính là có chi phí thi công khá rẻ.
Khả năng chịu lực của móng phụ thuộc vào chất lượng bê tông và các thành phần được lựa chọn để cấu tạo nên móng. Với độ chịu lực trung bình thì thiết kế phù hợp hơn ở những khu vực có tình hình địa chất ổn định cho các công trình không quá to lớn, đồ sộ.
Bản vẽ móng đơn nhà 2 tầng
Trước khi tiến hành thiết kế và thi công bất cứ một công trình nào chúng ta nên tìm hiểu về phần móng của ngôi nhà. Bởi đây là nền tảng đầu tiên, quyết định kết cấu vững chắc, nâng đỡ cả công trình.
Đối với móng đơn, bạn có thể tham khảo những bản vẽ móng đơn nhà 2 tầng trên mạng. Tuy nhiên để có thể đọc và hiểu được thì cần gia chủ phải có những kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và công sức thì có thể lựa chọn gói thiết kế thi công trọn gói của các đơn vị hiện nay. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Nhà Đẹp Plus chúng tôi sẽ gửi đến bạn không chỉ là bản vẽ móng đơn nhà 2 tầng mà còn cả bộ hồ sơ thiết kế, hồ sơ cấp phép chi tiết nhất.
Trong suốt quá trình thi công, kết cấu móng đơn nhà 2 tầng luôn được đảm bảo bởi đội ngũ giám sát và thợ thi công giàu kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cao.
Cấu tạo của móng đơn nhà 2 tầng
Trong thi công nhà ở, móng đơn được cấu tạo bởi một lớp bê tông cốt thép dày, phần đáy của móng thường được đặt trên một lớp đất tốt với chiều sâu tối thiểu là 1m. Mục đích là để tạo một mặt bằng chắc chắn cho căn nhà, tránh sự thay đổi giữa vùng ráp ranh của lớp đất tốt và xấu. Vì một số loại đất có tính trương nở khi bão hòa nước nên giải pháp làm móng đơn sẽ giúp căn nhà tránh được sự trương nở.
Trên thực tế, móng đơn được liên kết với nhau bởi hệ thống dầm móng được làm từ một hay nhiều tảng vừa có tác dụng giằng các móng đơn tránh hiện tượng lún lệch giữa các đài móng vừa có vai trò quan trọng trong đỡ hệ tường xây bên trên. Tùy thuộc các phương tiện vận chuyển và sức nâng của cần trục mà trọng lượng của mỗi tảng khác nhau.
Theo kinh nghiệm của các nhà kiến trúc sư, phần đáy của móng đơn nên hạn chế đặt trên mặt đất hay trên nền mới đắp để trạm sự phá hoại của các yếu tố thời tiết xấu như sạt lở đất, lún đất hay xói mòn. Đặc biệt với những công trình ở vùng núi, trong quá trình thi công phải hết sức cẩn thận để đảm bảo chất lượng của công trình.
Cách thi công móng đơn nhà 2 tầng
Trước khi thi công móng đơn gia chủ cần phải giải phóng mặt bằng khu đất bằng cách san đều đất, chặt bỏ hết cây cối xung quanh khu vực xây dựng và điều tất nhiên là phải chuẩn bị trước nguyên vật liệu và máy móc. Nếu bạn chưa có bản vẽ thiết kế thì đó là khó khăn khá lớn. Bản vẽ thiết kế sẽ giúp bạn có được những tính toán chính xác từ nền móng cho đến nội ngoại thất của căn nhà. Hơn nữa bản vẽ còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí xây dựng.
Bước tiếp theo chúng tôi chỉ áp dụng đối với những hộ gia đình đã có trong tay bản vẽ thiết kế. Sau khi đã san mặt bằng bạn tiếp tục đào móng theo kích thước và vị trí đã được ghi rõ trên bản vẽ. Nếu thấy nước xuất hiện ở trong thì ngay lập tức hút đi để tránh ảnh hưởng tới độ bền của móng.
Thi công cốt thép: lắp ráp cốt thép theo đúng bản vẽ, nếu cần hàn nối thì phải đảm bảo đúng quy định và tưới 1 ít nước đề phòng các tia lửa điện làm cháy cốt pha. Để chất lượng công trình được tốt nhất, bạn nên chọn những loại thép tốt, có thương hiệu trên thị trường. Vì thép rất dễ bị han gỉ nên khi mua cần xem xét kĩ lưỡng. Thép có tốt thì nhà của bạn mới có nền móng chắc và an toàn khi xây dựng.
Quá trình cắt thép cần phải tuân theo quy tắc sau: hàn nối đảm bảo >= 30d (d là đường kính của thép), hàn nối thép được làm sạch. Các đầu chờ bảo vệ bằng túi ni lông. Trước khi ghép cốp pha cần buộc sẵn con kê bằng bê tông đúc sẵn. Lưu ý cho lắp ráp cốt pha là đảm bảo không có hiện tượng nước xi măng bị chảy ra ngoài trong quá trình đổ móng. Thêm nữa gỗ ghép bê tông cũng cần chắc chắn để đảm bảo chịu lực tốt.
Khi thi công móng đơn nhà 2 tầng cần chú ý điều gì?
Móng nhà 2 tầng sâu bao nhiêu nếu quyết định sử dụng móng đơn cho công trình? Nhà Đẹp Plus sẽ gửi đến bạn một số thông tin dưới đây để các bạn có thế tham khảo và quyết định sử dụng cho tổ ấm của mình nhé!
- Độ sâu chôn móng phải luôn lớn hơn hoặc bằng ⅕ chiều cao của cả công trình
- Với các loại hình móng nông như móng đơn đó là từ 0,5m đến 3m và không được bé hơn 0.5m vì như vậy sẽ không đảm bảo chất lượng công trình.
- Đơn vị thi công có thể hạ lớp đất thứ 2 để đặt tại vị trí số 1 và sử dụng bổ sung thêm phần đệm đặt ở lớp thứ 2.
- Độ sâu khi chôn móng trong lớp đất chất lượng, có khả năng chịu được lực tốt là khoảng 0,3m.
Để thi công móng đơn nhà 2 tầng các bạn cần phải chú ý một vài các thông tin dưới đây nhé.
- Thông thường nhà 2 tầng chúng ta có thể làm bằng móng đơn hoặc móng băng. Nếu các bạn có điều kiện chúng ta có thể sử dụng móng băng nhưng chi phí thi công móng băng sẽ cao hơn. Thường thì cao hơn khoảng 1.5 lần so với móng đơn. Tuy nhiên nếu nền đất của bạn tốt, cứng thì chúng ta cũng có thể sử dụng được móng đơn nhé.
- Không nên đào quá sâu: Nếu các bạn làm móng đơn, chúng ta cũng không nên đào quá sâu mà chỉ đào tới phần đất lõi, đất cứng là được. Vì sao không nên đào sâu, vì nếu các bạn đào quá sâu thì khi chúng ta xây thêm gạch từ dầm cho tới cốt 0 sẽ tốn kém rất nhiều chi phí. Chi phí đó là phần gạch xây và phần vật tư xây dựng để xây.
- Nếu nền móng đơn cần đào quá sau thì các bạn nên đẩy cao phần dầm móng lên cốt 0.000. Kinh nghiệm của tôi là để chiều cao của dầm thấp hơn cốt 0 khoảng 20cm để chúng ta còn chạy ống nước. Như thế sẽ tiết kiệm được khối lượng gạch móng xây rất nhiều.
- Không nên xây quá nhiều gạch dưới dầm móng, đây là một vấn đề mà rất nhiều người làm như vậy, phần lót dầm chỉ có tác dụng là để lót dầm và dầm cũng chịu lực một phần nhưng theo thiết kế thì dầm đã có đủ lực để chịu tải và truyền lực rồi. Vì vậy các bạn không cần phải xây quá nhiều gạch lót dầm giống như các vùng nông thôn thường làm
Như vậy toàn bộ thông tin về móng đơn trong xây dựng đã được Nhà đẹp chia sẻ trong bài viết. Nếu bản cảm thấy khó khăn trong bất kì vấn để nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết hoặc gọi về tổng đài Hotline của chúng tôi để nhận được hỗ trợ tốt nhất.
Tham khảo thêm một số bài viết khác của nhà đẹp qua đường link dưới đây:
- Mẫu biệt thự 2 tầng đẹp
- Mẫu nhà cấp 4 3 phòng ngủ
- Mẫu nhà sàn đẹp nhất
- Mẫu nhà 2 tầng đẹp hiện đại
- Mẫu biệt thự cổ điển hiện đại đẹp
- Full trọn bộ bản vẽ cad nhà 2 tầng 5×15 và hướng dẫn cách đọc bản vẽ