Các bước chuẩn bị khi xây nhà mà bạn cần phải biết

Khi bạn đang có ý định xây nhà bạn chưa biết bắt đầu từ đâu để có thể xây dựng được căn nhà mà mình yêu thích.  Dù đó có là nhà cấp 4, biệt thự nhà vườn hay nhà như thế nào thì bạn hãy đọc bài viết này để có thể tham khảo thêm về các bước chuẩn bị khi xây nhà cho gia đình mình nhé. Nếu các bạn không muốn phải mất nhiều thời gian hay các bạn không có nhiều kinh nghiệm xây nhà. Các bạn có thể lựa chọn hình thức xây dựng nhà trọn gói của công ty Nhà đẹp chúng tôi.

Người xưa có câu: “Lấy vợ, xây nhà, tậu châu”, đó là một trong những công việc quan trọng mà con người cần phải làm trong cuộc đời của mỗi người và nếu bạn đang có ý định xây nhà thì bài viết này sẽ rất hữu ích dành cho bạn và bạn hãy bỏ ra một vài phút để tham khảo và nghiền ngẫm nhé.

  • Bước 1: Chuẩn bị đất để xây dựng
  • Bước 2: Chuẩn bị tiền
  • Bước 3: Tìm các mẫu nhà mà đẹp mình thấy ưng ý
  • Bước 4: Thuê đơn vị tư vấn thiết kế
  • Bước 5: Tìm nhà thầu phù hợp tại địa phương
  • Bước 6: Xem ngày, xem thầy chuẩn bị mặt bằng
  • Bước 7: Hoàn thiện phần thô
  • Bước 8: Đi vào hoàn thiện
  • Bước 9: Lắp đặt nội thất
  • Bước 10: Lên nhà mới thôi.

Và chúng ta cùng đi vào chi tiết của mỗi bước này nhé, chúng tôi sẽ phân tích từng vấn đề để các bạn có thể chuẩn bị chu đáo hơn.

Bước 1: Chuẩn bị đất để xây dựng:

Chuẩn bị đất xây dựng là một trong các khâu rất quan trọng trước khi xây nhà, nếu bạn có đất rồi thì bạn cần phải xem lô đất có hợp với tuổi của mình không? Có phù hợp với phong thủy không nhé, còn nếu bạn chưa có đất thì bạn có thể mua và điều quan trọng cũng phải xem lô đất có phù hợp với tuổi mình không? Vì một khi đất phù hợp với tuổi thì việc thiết kế nhà theo phong thủy cũng rất đơn giản và ngược lại không hợp thì bố trí sẽ rất khó.

Bước 2: Chuẩn bị tiền

Công đoạn chuẩn bị tiền để đầu tư xây dựng là một công đoạn rất quan trọng đôi khi quỹ đầu tư của chúng ta không đủ và bạn cũng không biết xây nhà thì hết bao nhiêu tiền. Một cách đơn giản là bạn hãy tham khảo các nhà đã xây rồi hoặc tham khảo các đơn vị xây dựng, tư vấn thiết kế. Chỉ với một vài phút nhấc máy lên là bạn đã có thể tham khảo được tổng mức đầu tư và bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho mình. Bạn chỉ cần nói yêu cầu của bạn cùng gia đình và nhờ các đơn vị này khái toán sơ bộ về chi phí xây dựng, đôi khi không chính xác nhưng chỉ giao động trong khoảng đó mà thôi.

Bước 3: Tìm các mẫu nhà đẹp mà mình thấy ưng ý

Sau khi có đất và có tiền chúng ta bắt đầu tìm các mẫu nhà đẹp mà mình cảm thấy ưng ý, như thế bạn sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như công sức trong khâu thiết kế. Nếu bạn có kinh nghiệm hoặc bạn đã xây vài cái nhà thì khâu này sẽ đỡ vất vả rất nhiều vì bạn chỉ cần nhìn là có thể hiểu mẫu nhà này có phù hợp với lô đất của gia đình mình không? Đôi khi nhiều bạn đưa ra lựa chọn các mẫu nhà đẹp đã ưng ý nhưng lại không phù hợp với diện tích đất của gia đình mình thì thật đáng tiếc. Nhìn chung bạn chỉ cần chọn mẫu hoặc kiểu dáng bạn thấy thích và nhờ các đơn vị thiết kế tư vấn là xong.

Bước 4: Thuê đơn vị tư vấn thiết kế

Khâu thiết kế là một khâu rất quan trọng trong các bước chuẩn bị khi xây nhà và chúng tôi khuyên các bạn không nên bỏ qua khâu thiết kế này vì đơn giá thiết kế thì không quá lớn chỉ từ 100-150k/1m2 mà thôi và chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong công việc xây dựng nhà. Và đây chính là khâu mà quyết định nét đẹp của căn nhà và thổi hồn vào căn nhà của bạn. Bạn có muốn khi bạn xây dựng xong mà ai cũng phải trầm trồ khen ngợi hay là bạn muốn làm xong cái nhà bạc tỉ mà đi qua ai cũng chê bai, ai cũng bảo không biết đây là cái gì. Ngôi nhà chính là tâm huyết của bạn hoặc gia đình bạn và có thể cả một đời người bạn chỉ cần xây một cái mà thôi và chuyện thuê kiến trúc sư thiết kế là một điều rất cần thiết và trong giai đoạn này cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian không cần thiết.

Công ty thiết kế thi công nhà đẹp
Công ty thiết kế thi công nhà đẹp

Công ty thiết kế thi công nhà đẹp đã gặp rất nhiều trường hợp gia chủ xây nhà xong và không hề ưng ý với các mẫu thiết kế của mình bỏ đi thì không được mà sửa cũng không xong hoặc xây xong thấy không hợp lí và cải tạo lại thì cái chi phí cải tạo đó còn tốn kém hơn rất nhiều so với khâu thiết kế này. Còn nếu chuyên nghiệp hơn nữa các bạn có thể thuê vài đơn vị nữa giám sát riêng. Đó mới chính là sự chuyên nghiệp.

Bước 5: Tìm nhà thầu phù hợp tại địa phương

Tìm nhà thầu nhân công hoặc nhà thầu xây trọn gói là một khâu rất rất quan trọng để xây dựng nhà cho bạn, trước khi gặp nhà thầu bạn hãy cầm bản vẽ theo để hỏi nhà thầu có biết đọc bản vẽ không nhé, nếu chủ thầu biết đọc bản vẽ thì khá là ổn vì họ hiểu được bản vẽ và có thể làm đúng theo bản vẽ, còn lại hầu hết các nhà thầu chủ yếu làm theo kinh nghiệm và thói quen mà thôi, tất nhiên là nhà sẽ không đổ nhưng không đảm bảo kĩ thuật thì nhà bạn sẽ bị nứt mái, nứt tường, thấm,…. và nhiều nguyên nhân khác.

Tìm nhà thầu rất quan trọng trong các bước chuẩn bị khi xây nhà vì đây là khâu quyết định căn nhà của bạn có đẹp hay không? Tốt nhất là các nhà thầu đã có công trình đã hoàn thiện rồi và bạn có thể đưa ra quyết định cuối cùng có nên chọn nhà thầu đó không nhé.

Tốt nhất là bạn nên tìm nhà thầu tại địa phương để có được mức giá thành rẻ nhất vị nếu nhà thầu từ địa phương khác sẽ phát sinh thêm chi phí di chuyển, ăn ở tại đó nên chi phí sẽ tăng cao. Tất nhiên là nếu bạn bận rộn thì bạn có thể khoán theo phương thức chìa khóa trao tay cho một đơn vị hoàn thiện và chỉ thuê giám sát mà thôi.

Bước 6: Xem ngày, xem thầy chuẩn bị mặt bằng

Trước khi thi công bạn nên xem thầy các ngày đẹp để khởi công, ngày làm móng, ngày làm mái, ngày lên nhà mới… Đây là các khâu khá quan trọng khi bạn chuẩn bị xây dựng và nếu có thầy phong thuỷ thì có thể tham khảo thêm để chấn yểm.

Mặt bằng cần phải được làm sạch sẽ có thể sẽ rắc vôi phơi vài ngày để diệt vi khuẩn và để căn nhà của bạn được đặt trên lô đất hoàn toàn sạch sẽ.

Bước 7: Hoàn thiện phần thô

Trong quá trình xây dựng thì phần thô là một phần rất quan trọng và được tách riêng với phần hoàn thiện. Và phần xây dựng phần thô sẽ là khâu quyết định về các yếu tố kĩ thuật và là bộ khung nhà đảm bảo đúng với thiết kế để các phần khác sẽ không bị thay đổi theo.

  • Công tác phần thô sẽ bao gồm làm nền móng, ép cọc bê tông hoặc cọc tre, cừ tràm…
  • Công tác lắp đặt, tháo dỡ cốt pha
  • Công tác làm thép móng, dầm, giằng, lanh tô và sàn
  • Công tắc xây dựng và trát…

Bước 8: Đi vào hoàn thiện

Công tác hoàn thiện cũng rất quan trọng và đây là công tác quyết định vẻ đẹp của căn nhà bằng các loại vật liệu. Bạn có thể tham khảo nhiều đơn vị cung cấp vật tư để đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Nếu bạn có nhiều kinh phí thì bạn có thể lựa chọn các loại vật liệu hoàn thiện cao cấp.

Trong công tác này bao gồm nhiều các công tác nhỏ khác như: gạch lát nền, sàn gỗ, trần thạch cao, trần nhựa, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện, dây diện….

Về phần cửa thì có khá nhiều lựa chọn như cửa nhôm kính việt pháp, cửa xing fa, cửa nhựa lõi thép, cửa gỗ lim nam phi, cửa gỗ sồi, gỗ mít….

Bước 9: Lắp đặt nội thất

Sau khi hoàn thiện xong chúng ta chuẩn bị cho công tác sản xuất và lắp đặt đồ nội thất, phần này chúng ta cần khảo sát và kiểm tra lại kích thước thực tế trước khi đưa vào thi công nhé. Phần này cũng rất quan trọng và nó quyết định bạn bố trí, sắp xếp đồ như thế nào cho không gian ấm cúng và sang trọng hơn.

Bước 10: Lên nhà mới thôi

Và sau khi xong các bước trên chúng ta cùng chọn ngày và mời khách tới để lên nhà mới và cho anh em bạn bè có thể chiêm ngưỡng thành quả của bạn đã làm ra nhé.

Như vậy là trên đây là các bước chuẩn bị khi xây nhà mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn nếu bạn đang có ý định xây nhà. Hầu hết các bước đều rất quan trọng và các bạn cần chú ý để có thể làm được một căn nhà thật ưng ý nhé.

Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết chia sẻ về kinh nghiệm của tôi trong những năm qua. Các bạn hãy tham khảo xem có giúp ích gì cho việc chuẩn bị xây nhà của các bạn không nhé.

  1. Cách tính giá nhân công xây nhà
  2. Kinh nghiệm xây nhà giá rẻ
  3. Cách tính gạch xây nhà
  4. Cách tính m3 bê tông
  5. Các lưu ý khi xây nhà ở cho người mới Phần I
  6. Các lưu ý khi xây nhà ở cho người mới Phần II
  7. Tránh phát sinh khi xây nhà

Đây đều là những kiến thức cùng kinh nghiệm từng trải của tôi trong những năm qua. Tôi luôn chia sẻ với mọi người tất cả mọi thứ nếu có thể để làm đẹp thêm cho đời!


Bài viết liên quan

Cách tính độ dốc trong xây dựng, cách tính độ dốc mái ngói

Chào các bạn, khi đi thi công trong công trình xây dựng mình gặp được 1 vấn đề chính là cách hiểu của các bác...

Xây tường 1m vuông bao nhiêu viên gạch?

Chào các bạn, câu hỏi về 1m2 tường xây hết bao nhiêu viên gạch thoạt đầu nghe có vẻ khá đơn giản. Thực ra vấn đề...

Phòng ngủ master là gì? 9 nguyên tắc khi bố trí nội thất phòng ngủ năm 2022

Phòng ngủ master là gì? Phòng ngủ như thế nào là phòng ngủ master? Tại sao cần bố trí nội thất phòng ngủ. Tham khảo...

Hướng dẫn cách tính giá xây nhà mới nhất

Chào các bạn, để có được một bài viết hướng dẫn về cách tính giá xây nhà có lẽ sẽ là một bài viết với...

Một số cách chống thấm trần nhà, dột trần nhà hiện nay

Cách chống thấm trần nhà là một trong những vấn đề khiến nhiều gia đình đau đầu mỗi khi tới mùa mưa. Trần nhà bị...

“Cải tạo phong cách sống” nhờ phối màu sơn nhà đẹp cho tổ ấm

Con người đang ngày ngày làm việc giúp cuộc sống tốt đẹp hơn bởi chỉ có lao động hiệu quả mới tạo ra thành quả...

Bài viết được quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *